Điều kiện vận dụng các giải pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi potx (Trang 103 - 110)

Trên đây là một vài các giải pháp mà em mạnh dạn đưa ra với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa chế độ, chính sách về kế toán TSCĐ tại công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi. Để những giải pháp trên đi vào thực tiễn và phát huy hiệu quả, thể hiện những nhược điểm được và những chổ chưa được thì đòi hỏi phải có một môi trường phù hợp ,được thiết lập theo những điều kiện nhất định.

- Về phía Nhà nước .

Cho đến thời điểm hiện nay, Bộ tài chính đã ban hành 10 chuẩn mực kế toán mới, có thông tư hướng dẫn kèm theo, đồng thời hiện nay Bộ đã đưa ra 6 chuẩn mực kế toán mới nhằm bổ sung, hoàn thiện hơn nữa luật và chế độ kế toán hiện hành, thích nghi và phù hợp hơn nữa với trình độ phát triển kinh tế nước ta. Có thể thấy rằng, những điều chỉnh này của Nhà nước đưa ra hết sức kịp thời, đúng đắn. Tuy nhiên, trong thời gian tới có lẽ, Bộ tài chính cũng sẽ vẫn tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi chế độ chính sách pháp luật về kế toán, tài chính của doanh nghiệp .

Cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, mở cửa thị trường, hội nhập, cạnh tranh, luật kế toán sẽ không những phải phù hợp để điều chỉnh các doanh nghiệp Việt Nam mà còn phải kín kẽ và thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại thị trường Viêt Nam. Như vậy Bộ tài chính, các nhà làm luật và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam sẽ phải làm sao để vừa tạo ra được hành lang pháp lý ổn định, công bằng đối với tất cả các doanh nghiệp, lại vừa phát duy ttì được sự kiểm soát, định hướng phát triển mà Đảng đề ra. Luật kế toán Việt Nam sẽ phải được điều chỉnh theo hướng cụ thể hơn, đi sâu, đi sát với thực tế mà vẫn bao quát được toàn cảnh nền kinh tế, gần hơn và thống nhất hơn với các thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế .

Nhà nước và Bộ tài chính nên ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ một cách thường xuyên và cụ thể hơn nữa, đồng thời cũng nên có một cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ hơn công tác kế toán tại các doanh nghiệp .

Không chỉ riêng luật kế toán, Nhà nước cũng nên thường xuyên xem xét, xây dựng hoàn thiện một cách đồng bộ các chế độ chính sách pháp luật của các ngành và các lĩnh vực có liên quan như: Luật đất đai, luật bản quyền, luật kinh tế, luật doanh nghiệp. Chỉ khi đó, thì luật kế toán mới được hoàn thiện thực sự phát huy tối đa hiệu quả của mình .

Nhà nước cũng nên cho phép các doanh nghiệp tự chủ hơn trong việc lựa chọn cách thức thực hiện công tác kế toán tại doanh nghiệp mình, còn Nhà nước sẽ thắt chặt kiểm soát, kiểm tra và áp dụng các mức xử lý nghiêm khắc hơn đối với các hành vi sai phạm.

- Về phía doanh nghiệp .

Trong điều kiện nguồn tài chính cho phép, công ty nên đầu tư, trang bị kỹ thuật nhiều hơn nữa cho bộ phận kế toán, đặc biệt là cho phòng kế toán công ty. Khối lượng công việc đòi hỏi phòng kế toán phải xử lý là rất nhiều và phức tạp, trong khi đó, hiện nay trang bị cho phòng kế toán hầu như không đáng kể. Công ty nên trang bị cho phòng kế toán trung bình hai kế toán một máy vi tính. Như vậy công việc sẽ được xử lý nhanh chóng không phải phụ thuộc và chờ đợi.

Đồng thời công ty cũng nên tổ chức các lớp học, các khoá huấn luyện ngắn hạn, hay tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khoá học nâng cao trinh độ. Như vậy mặt bằng trình độ chung của nhân viên kế toán công ty sẽ được nâng cao đáng kể, góp phần đáp ứng nhu cầu công việc đòi hỏi, giúp công ty phát huy, sử dụng tối đa năng lực của cán bộ công nhân viên trong công ty.

KếT LUậN

Quá trình thực tập là một khoảng thời gian rất hữu ích, giúp các bạn sinh viên nói chung và bản thân em nói riêng có điều kiện để thâm nhập, tìm hiểu thực tế, thông qua sự tìm hiểu đó, sinh viên có thể thấy được những sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn, để từ đó có những đóng góp nhất định nhằm thu hẹp sự khác biệt đó. Sở dĩ có sự khác biệt giữa lý luận và thực tiễn là do nhiều nguyên nhân, có thể do khách quan, có thể do chủ quan của con người. Chính vì vậy mà cần có sự tác động, bổ sung giữa lý thuyết và thự tiễn, nhằm hoàn thiện lý luận, cũng như nâng cao hiệu quả trong quá trình đưa lý luận vào thực tiễn.

Thời gian thực tập tại công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi đã giúp em phần nào biết được những điểm cơ bản nhất của công tác hạch toán, đặc biệt là công tác hạch toán TSCĐ.Thông qua đề tài này, em mạnh dạn nêu ra một số điểm khác biệt giữa lý luận và thực tế thực hiên công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại công ty, ngoài ra em cũng có vài ý kiến đóng góp, với mong muốn hoàn thiện hơn chế đọ kế toán nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi áp dụng ,cũng như góp phần đưa chế độ kế toán của Việt Nam gần hơn với các thông lệ quốc tế.

Tuy đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu, song do kiến thức còn hạn chế, nên đề tài thực tập này không thoát khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, cán bộ kế toán để đề tài thực tập của em thục sự hoàn thiện.

Em xin chân thành cảm cô giáo -Tiến sĩ Trương Thị Thủy, các cán bộ phòng tài vụ, phòng kinh doanh và ban lãnh đạo Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Mục lục

Trang

Lời mở đầu ... 1

Chương 1: lý luận chung về kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp thương mại .. 3

1.1. TSCĐ và vai trò của TSCĐ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại ... 3

1.1.1. TSCĐ trong các doanh nghiệp thương mại ... 3

1.1.2. Vai trò và đặc điểm của TSCĐ trong hoạt động kinh doanh của các doanh nhgiệp thương mại ... 3

1.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ trong các doanh nghiệp thương mại…….. ... 4

1.2.1. Phân loại TSCĐ... 4

1.2.1.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện ... 5

1.2.1.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu ... 8

1.2.1.3. Phân loại TSCĐ theo công dụng và thời gian sử dụng ... 10

1.2.1.4. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành ... 10

1.2.2. Đánh giá TSCĐ ... 11

1.2.2.1. TSCĐ hữu hình ... 11

1.2.2.2. TSCĐ vô hình ... 12

1.2.2.3. TSCĐ thuê tài chính... 13

1.3. Nôi dung, yêu cầu quản lý TSCĐ trong các doanh nghiệp thương mại ... 14

1.4. Kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp thương mại ... 15

1.4.1. Vai trò của kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp thương mại ... 15

1.4.2.1. Hạch toán ban đầu ... 16

1.4.2.2. tài khoản kế toán sử dụng ... 17

1.4.2.3. Hạch toán các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ ... 18

1.4.3. Hạch toán chi tiết TSCĐ ... 51

Chương 2: thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi .. 52

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi52 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty thương mại dịch vụ TràngThi ... 53

2.1.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ... .53

2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ... .54

2.1.3.1. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ... 54

2.1.3.2. Qui mô, địa bàn tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty ... 54

2.1.3.3.Cơ hội và thách thức của công ty trên thị trường ... 54

2.1.4. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty ... .55

2.1.5.Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2004-2005 ... .56

2.1.6. Tổ chức quản lý tài chính - kế toán tại công ty ... 57

2.1.6.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty ... 57

2.1.6..2. Cán bộ kế toán và phân công lao động kế toán tại công ty ... 58

2.1.6..3.Vận dụng chế độ kế toán chung tại công ty ... 59

2.2. Thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi….. .... 64

2.2.1. Đặc điểm, phân loại TSCĐ ... 64

2.2.1.1. Đặc điểm của TSCĐ tại công ty ... 64

2.2.1.2. Phân loại TSCĐ tại công ty ... 65

2.2.1.3.Đánh giá TSCĐ tại công ty ... 67

2.2.2. Hạch toán tình hình biến động TSCĐ ... 69

2.2.2.1. Các trường hợp tăng TSCĐ ... 69

2.2.2.2. Hạch toán giảm TSCĐ ... 76

2.2.2.3. Hạch toán nghiệp vụ sửa chữa nâng cấp TSCĐ ... 81

2.2.2.4. Hạch toán khấu hao TSCĐ ... 85

2.3. Nhận xét và đánh giá về ưu, nhược điểm của kế tónd TSCĐ tại công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi ... 88

2.3.2. Nhược điểm ... 90

Chương3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại công ty thương mại dịch vụ tràng thi ... 93

3.1. Sự cần thiết và các nguyên tắc của việc hoàn thiện kế toán TSCĐ ... 93

3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán TSCĐ ... 93

2.1.2. Các nguyên tắc của việc hoàn thiện kế toán TSCĐ ... 95

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi ... 95

3.3. Điều kiện vận dụng các giải pháp ... 110

Kết luận ... 113

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là chương trình nghiên cứu riêng của tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn vị thực tập.

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn

Họ và tên người hướng dẫn thực tập tốt nghiệp: TS. Trương Thị Thủy

Sinh viên: Phan Thị Hằng

Lớp: S2K33

Đề tài: “Tổ chức kế toán TSCĐ tại Công ty Thương mại Dịch vụ Tràn Thi”

Nhận xét chuyên đề thực tập tốt nghiệp. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Điểm: Bằng số: Bằng chữ: Người nhận xét

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi potx (Trang 103 - 110)