Phân loại TSCĐ tại công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi potx (Trang 60 - 63)

Công ty tiến hành phân loại TSCĐ theo hai cách: Theo hình thái biểu hiện và theo nguồn hình thành.

* Theo hình thái biểu hiện: Do kế toán TSCĐ của công ty chưa thực hiện hạch toán TSCĐ vô hình nên, nếu phân loại theo hình thái biểu hiện thì TSCĐ của công ty được chia thành 3 nhóm:

Bảng : Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện(31/12/2006)

Chỉ tiêu Nguyên giá Tỷ trọng(%)

1. Nhà cửa, vật kiến trúc 5.453.106.870 58.07 2.Phương tiện vận tải 1.288.700.000 13.72 3. Thiết bị, dụng cụ quản lý 2.649.281.159 28.21

4……… ………

Tổng cộng TSCĐ 24.871.058.094 100

* Theo nguồn hình thành:

- TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách.

- TSCĐ được xây dựng, mua sắm bằng nguồn vốn tự bổ sung ( quỹ đầu tư phát triển, quỹ xây dựng cơ bản, nguồn vốn khấu hao…)

Sở dĩ TSCĐ được hình thành chủ yếu từ hai nguồn là do công ty là loại hình doanh nghiệp nhà nước nên từ năm 1996 trở về trước toàn bộ TSCĐ của công ty đều được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho. Sau năm 1996, khi công ty chuyển sang cơ chế hạch toán độc lập, thì ngoài nguồn vốn nhận được từ ngân sách thì vốn kinh doanh của công ty được bổ sung rất nhiều từ nguồn vốn tự có do quá trình tích lũy.

Bảng : Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành(31/12/2006)

Nguồn hình thành Nguyên giá Đã khấu hao Giá trị còn lại Số tiền Tỷ trọng

1.Vốn ngân sách 11.132.186.787 44,76% 2.189.967.881 8.942.218.906 2.Vốn tự có 13.738.871.307 55,24% 7.925.958.308 5.812.912.999

Tổng cộng 24.871.058.094 100% 10.115.926.189 14.755.131.905

2.2.1.3. Đánh giá TSCĐ tại công ty.

Sau mỗi niên độ kế toán, công ty cần phải thống kê về TSCĐ và phân tích hiẹu quả sử dụng chúng trong mối quan hệ giữa chi phí và kết quả kinh doanh. Việc xác định đúng đắn nguyên giá, tỷ lệ khấu hao của mỗi tài sản phù hợp với hiệu suất sử dụng sẽ giúp công ty quản lý hiệu quả hơn nữa TSCĐ. Do đó, đánh giá TSCĐ là một việc làm rất quan trọng, cần thiết.

* Đối với TSCĐ mà công có được thông qua hoạt động mua sắm: Trong thời gian gần đây thì đây là hình thức đầu tư TSCĐ chủ yếu của công ty. Hầu hết các TSCĐ mà công ty có được đều do mua sắm trên thị trường. Nguyên giá của chúng được tính toán dựa trên cơ sở các hóa đơn và các chứng từ phát sinh đi kèm.

Nguyên giá TSCĐ loại mua sắm =

Giá mua ghi trên hóa đơn ( không bao gồm VAT)

+

Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy

VD1: Ngày 24/5/2006 công ty mua một bộ máy vi tính PKT 486 với giá ghi trên hóa đơn 660 USD chưa bao gồm VAT.

Tỷ giá thực tế ngày 24/5/2006 là 16.000 VND/USD. Bộ máy vi tính bao gồm những linh kiện, bộ phận như sau:

Mainboad : 100 USD CPU : 160 USD RAM : 70 USD VGA-CARD : 60 USD Keyboard : 38 USD Mouse : 32 USD CD ROM : 43 USD Mornitor : 157 USD

Do đó nguyên giá của bộ máy tính là:

NG = (100+160+70+60+38+32+43+157) x 16.000 = 10.560.000đ * Đối với TSCĐ công ty có được do xây dựng mới:

Nguyên giá TSCĐ

loại mua sắm = Giá quyết toán công trình xây dựng +

Các chi phí bằng tiền khác , lệ phí trước bạ

(nếu có)

Các công trình xây dựng của công ty chủ yếu bao gồm: Văn phòng, cửa hàng, các kho bảo quản,… Vì công ty có bộ phận xây dựng nên toàn bộ các công trình này đều thuê ngoài thi công.

VD2: Tháng 7/2005 công ty quyết định xây mới một công trình là nhà số 25 phố Bông Nhuộm do phòng Kinh doanh trực tiếp quản lý. Công ty đã ký hợp đồng giao nhận thầu với công ty xây dựng Sông Đà và chỉ giám sát thi công công trình.Ngày 25/7/2006 công trình xây dựng nhà 25 Bông Nhuộm đã hoàn thành với giá quyết toán là 333.058.010 đồng, chưa kể thuế VAT. Chi phí về thuế trước bạ và các chi phí khác là 687.124 đồng. Vậy nguyên giá của công trình nhà số 25 Bông Nhuộm bằng

NG = 333.058.010 + 687.124 = 333.745.134 đồng.

Sau khi đã xác định được nguyên giá của TSCĐ và tiến hành đưa TSCĐ vào sử dụng, công ty căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật của tài sản theo thiết kế, hiện trạng và tuổi thọ kinh tế của tài sản, cùng với mức độ đảm nhiệm của tài sản để xác định tỷ lệ hay số năm

khấu hao TSCĐ. Căn cứ vào nguyên giá và mức khấu hao lũy kế của tài sản kế toán xác định được giá trị còn lại của tài sản đó.

VD3: Máy điều hòa ĐH P201A được đưa vào sử dụng từ ngày 11/4/2006. Nguyên giá của chiếc máy này là 11.247.608 đồng. Thời gian sử dụng ước tính là 3 năm ( hay tỷ lệ khấu hao 33,33%).

- Mức khấu hao một năm = 33.33% x 11.247.608 = 3.748.828 đồng

Theo nguyên tắc tròn tháng, do máy được đưa vào sử dụng bắt đầu từ ngày 11/4 nên sang tháng 5 mới bắt đầu tính khấu hao. Như vậy, trong năm 2006 công ty sẽ phải trích khấu hao cho máy này với khoảng thời gian là 8 tháng.

- Số khấu hao đã tính đến cuối năm 2006 là:

MKH = 3.748.828 x 8 = 2.499.218 đồng. 12

- Giá trị còn lại tính đến cuối năm 2005 của tài sản này là:

GTCL = NG – MKH = 11.247.608 – 2.499.218 = 8.748.390 đồng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi potx (Trang 60 - 63)