Phương pháp điều tra thành phần sâu hại lúa và thiên địch

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 36 - 37)

Phương pháp điều tra theo QCVN 01-38/2010/BNNPTNT: Quy chuẩn quốc gia về phương pháp điều tra dịch hại cây trồng của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại lúa được Bộ

Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Thông tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2010 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010).

Thời gian điều tra: Điều tra định kỳ 7 ngày/lần trên các ruộng cố định được lựa chọn trong khu vực điều tra.

Chọn khu vực điều tra:

- Dựa vào nguyên tắc chọn khu vực điều tra phải là cánh đồng đại diện cho các yếu tốđiều tra như: chân đất, địa hình, giống, mùa vụ,....

- Khu vực được lựa chọn là cánh đồng Trắng xã Nam Mỹ, Nam Trực, Nam Định. Chọn ruộng điều tra: Tiến hành trên các giống được trồng phổ biến trong vụ

mùa 2014 như Tạp Giao, BC 15, Bắc Thơm,...

Chọn điểm điều tra: Trên mỗi ruộng điều tra 10 điểm phân bố ngẫu nhiên theo đường chéo góc mỗi điểm điều tra 10 khóm lúa. Điểm điều tra cách bờ 2m. Tiến hành quan sát kỹ các điểm điều tra tìm sâu hại, đếm số lượng từng loài thiên

địch tại mỗi điểm điều tra.

- Dùng vợt điều tra sinh vật có ích bay nhảy ở tầng lá trên cây trồng, mỗi

điểm vợt 10 vợt. Đối với côn trùng ký sinh mỗi lần điều tra thu ít nhất 30 sâu non và nhộng về nuôi tiếp loài ký sinh, tỷ lệ ký sinh. Toàn bộ mẫu vật thu được cho vào ngâm cồn 30 - 70% và đưa đi giám định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 Chỉ tiêu theo dõi: Các loài sâu hại, tỷ lệ các điểm có sâu hại ở các giai đoạn

điều tra, các loài thiên địch của sâu hại chính.

Tính mức độ phổ biến: Mức độ phổ biến được lượng hoá theo độ thường gặp

Độ thường gặp (%) = Tổng sốđiểm bắt gặp sâu (thiên địch) Tổng sốđiểm điều tra (0): Không xuất hiện; (-): Xuất hiện lẻ tẻ (độ thường gặp <10% ); (+): Ít phổ biến (độ thường gặp >10 – 20% ); (++): Phổ biến (độ thường gặp >20 – 50% ); (+++): Rất phổ biến (độ thường gặp > 50% ).

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)