Phương pháp tính các chỉ tiêu cấu thành năng suất và đánh giá hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 47 - 48)

II. Thời gian, phương pháp bón

2.5.6. Phương pháp tính các chỉ tiêu cấu thành năng suất và đánh giá hiệu quả kinh tế

kinh tế

Các chỉ tiêu đánh giá về một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa

được dựa theo quy chuẩn QCVN 01-38/2010/BNNPTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010).

* Dựa vào các yếu tố cấu thành năng suất để tính năng suất lý thuyết:

Số bông/m2. Mỗi công thức điều tra 3 điểm đại diện và phân bố đều, mỗi

điểm điều tra 10 khóm liên tiếp.

- Số bông/m2 = Tổng số bông đếm được x Số khóm/m2 Tổng số khóm điều tra

Số hạt/bông, tỷ lệ hạ chắc: Mỗi ô điều tra 3 điểm đại diện và phân bố đều, mỗi điểm điều tra 05 khóm liên tiếp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 - Số hạt/bông = Tổng số hạt Tổng số bông điều tra - Tỷ lệ hạt chắc (%) = Số hạt chắc x 100 Tổng số hạt * Năng suất lý thuyết (NSLT):

NSLT (tạ/ha) = Số bông/m2 x Số hạt /bông x Tỷ lệ hạt chắc x P1000 hạt. Tính năng suất thông kê: Mỗi công thức gặt 3m2 phơi khô quạt sạch, cân trọng lượng thực tế, quy ra tạ/ha.

Tính năng suất thực thu: Gặt toàn bộ diện tích thí nghiệm, phơi khô quạt sạch, cân trọng lương thực tế.

Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế:

Tính tổng chi, bao gồm chi phí chung và chi phí riêng:

- Chi phí chung: Làm đất, thủy lợi phí, công lao động thu hoạch, dịch vụ. - Chi phí riêng: Phân bón, thuốc BVTV, giống.

Tổng thu: Năng suất thực thu x Giá thành sản phẩm. Lãi thuần = Tổng thu - tổng chi.

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 47 - 48)