Thành phần sâu hại lúa vụ mùa 2014 tại Nam Mỹ, Nam Trực, Nam Định

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 50)

II. Thời gian, phương pháp bón

3.2. Thành phần sâu hại lúa vụ mùa 2014 tại Nam Mỹ, Nam Trực, Nam Định

Sâu hại luôn là mối quan tâm của các nhà khoa học Bảo vệ thực vật. Vì vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần cũng như diễn biến của các loài sâu hại lúa, song thành phần cũng như diễn biến của các loài sâu hại lúa thường bị

thay đổi dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh, trong đó có biện pháp hóa học và đưa nhiều giống mới vào sản xuất, do đó thành phần sâu hại trên đồng ruộng có thể bị thay đổi.

Để tìm hiểu thành phần sâu hại trên lúa hiện nay, chúng tôi tiến hành điều tra thành phần sâu hại lúa vụ mùa 2014 trên giống lúa Tạp Giao ruộng canh tác cải tiến SRI và ruộng nông dân sản xuất đại trà tại xã Nam Mỹ huyện Nam Trực, tỉnh Nam

Định. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.2.

Qua kết quảđiều tra cho thấy, vụ mùa 2014 tại xã Nam Mỹ huyện Nam Trực tỉnh Nam Định chúng tôi điều tra theo dõi thành phần sâu hại trên lúa, kết quả thu

được 13 loài thuộc 5 bộ và 8 họ côn trùng. Trong đó có 2 bộ Lepidoptera, Hemiptera có số lượng nhiều nhất, cụ thể là bộ Lepidoptera, bộ Hemiptera mỗi bộ

có 4 loài chiếm 62%; tiếp đến là Orthoptera và bộ Homoptera có 2 loài chiếm 31%; còn lại là bộ Diptera có 1 loài chiếm 7%.

Kết quả điều tra theo dõi cho thấy mức độ xuất hiện của các loài cũng khác nhau, trong đó nổi lên một số đối tượng hại chủ yếu đó là sâu cuốn lá nhỏ hại lúa, rầy nâu, rầy lưng trắng và sâu đục thân 2 chấm, châu chấu, các loài này xuất hiện trong suốt vụ trên cả ruộng nông dân và ruộng lúa ứng dụng SRI, trong đó rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm xuất hiện nhiều ở giữa vụ với mật độ cao hơn, các loài khác xuất hiện rải rác từđầu đến cuối vụ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Bảng 3.2. Thành phần sâu hại lúa vụ mùa 2014 tại Nam Mỹ, Nam Trực, Nam Định

STT Tên Việt Nam Tên khoa học Tên Họ Tên Bộ

Mức độ phổ biến

Ruộng nông dân Ruộng lúa ứng dụng SRI

1 Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath Delphacidae Homoptera +++ ++ 2 Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal Delphacidae Homoptera +++ ++ 2 Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal Delphacidae Homoptera +++ ++ 3 Bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunberg Coreidae Hemiptera ++ + 4 Bọ xít đen Scotinophara lurida Burmeister Pentatomidae Hemiptera - - 5 Bọ xít gai Cletus punctiger Dallas Coreidae Hemiptera + - 6 Bọ xít nâu 2 chấm trắng Eusarcoris Ventralis Pentatomidae Hemiptera + - 7 Ruồi đục nõn Hydrellia philippina Ferino Ephydridae Diptera - - 8 Sâu cuốn lá lớn Parnara guttata Bremer et Grey Hesperidae Lepidoptera + - 9 Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee Pyralidae Lepidoptera +++ + 10 Sâu đục thân bướm 2 chấm Scirpophaga incertulas Walker Pyralidae Lepidoptera ++ + 11 Sâu đục thân cú mèo Sesamia inferens Walker Noctuidae Lepidoptera - - 12 Châu chấu lúa Oxya chinensis Thunberg Acrididae Orthoptera ++ + 13 Cào cào Atractomorpha chinensis Bolivar Acrididae Orthoptera - -

Ghi chú:SRI: hệ thống canh tác lúa cải tiến;

(-): Xuất hiện lẻ tẻ (độ thường gặp <10% );

(+): Ít phổ biến (độ thường gặp >10 – 20% );

(++): Phổ biến (độ thường gặp >20 – 50% );

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Hình 3.1. Ổ sâu non mới nở sâu đục thân 2 chấm (Scirpophaga incertulas

Walker)

Hình 3.2 Trưởng thành sâu đục thân 2 chấm (Scirpophaga

incertulas Walker)

Hình 3.3. Sâu non sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee)

Hình 3.4. Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis

Guenee)

Hình 3.5. Bọ xít dài (Leptocorisa acuta Thunb)

Hình 3.6. Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Trong toàn vụ, về chủng loại các loài sâu xuất hiện trên ruộng nông dân và ruộng lúa SRI không có sự khác nhau, song mật độ và tần suất bắt gặp các loài sâu trên ruộng nông dân luôn cao hơn so với ruộng lúa ứng dụng SRI. Điều này là do trên ruộng nông dân số dảnh/khóm, số khóm/m2, lượng phân bón cao hơn ruộng lúa

ứng dụng SRI; cách bón phân, tưới nước và quản lý dịch hại trên ruộng nông dân chưa hợp lý.

Điều này cho thấy mật độ cấy, lượng phân bón, cách bón phân, tưới nước và quản lý dịch hại trong hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI đã phát huy tác dụng tốt, tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển, chống chịu tốt với sâu bệnh, tạo tiểu sinh thái, khí hậu không thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu hại. Hệ

thống canh tác lúa cải tiến SRI là hướng phát triển thành công trong công tác quản lý dịch hại. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với Báo cáo các năm 2005, 2006 của Chi Cục BVTV Nam Định và Cục BVTV đã công bố từ năm 2003 đến 2007.

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 50)