Nghiên cứu về sâu hại chính

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 25 - 32)

1.3.2.1. Nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee

a) Phân bố và thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra

Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện ở các vùng trồng lúa trong cả nước. Ở Việt Nam, sâu cuốn lá nhỏ là loài sâu hại thứ yếu trong những năm 60 của thập kỷ trước, nhưng từ thập kỷ 70 sâu cuốn lá nhỏ trở thành một dịch hại, trong những năm 1990 - 1994 sâu cuốn lá nhỏ đứng ở hàng thứ hai nguy hại sau rầy nâu. Trên đồng ruộng sâu cuốn lá nhỏ gây hại từ giai đoạn mạđến giai đoạn lúa trỗ, nặng nhất ở giai đoạn

đòng - trỗ. Năm 1990 - 1991 dịch sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng trên cả nước, năm 2001 sâu cuốn lá nhỏ gây hại 855.000 ha lúa ở các tỉnh phía Bắc, diện tích nhiễm và nhiễm nặng do sâu cuốn lá nhỏ liên tục tăng và tăng ở mức cao, từ năm 1999 đến năm 2003 là cao nhất trong cả nước lên tới 938.643 ha, trong đó diện tích bị hại nặng là 182.950 ha, diện tích mất trắng là 272 ha, năm 2002 diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá nhỏ ở các tỉnh miền Bắc là 748.904 ha trong đó diện tích nhiễm nặng là 270.362 ha (Cục BVTV, 2005). Riêng vụ mùa 2003 sâu cuốn lá nhỏ có mật độ rất cao, diện phân bố rộng, diện tích do sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở 26 tỉnh phía Bắc lên tới 412.146 ha, nặng 226.754 ha, năm 2005 diện tích do sâu cuốn lá nhỏ gây hại có xu hướng giảm hơn năm trước. Vụ xuân 2006 sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở mức bình thường nhưng có diện tích nhiễm và mật độ sâu cao hơn vụ xuân năm trước (Cục BVTV, 2006, 2007).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15 khác nhau, chúng có khả năng cư trú và gây hại trên rất nhiều ký chủ phụ như ngô, lúa mỳ, lúa miến, cỏ lồng vực, cỏ lá tre, cỏ gà nước, cỏ môi,...

b) Đặc điểm sinh thái

Vùng Gia Lâm - Hà Nội đã xác định được thành phần sâu cuốn lá nhỏ có 2 loài gây hại chính đó là Cnaphalacrocis medinalis va Marasmia exigua. Trong mấy năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thành phần sâu cuốn lá nhỏ trên

đồng ruộng, đặc biệt là trên cây lúa thì kết quả cũng chỉ thu được một loài đó là loài Cnaphalacrocis medinalis.

Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh, phát triển của sâu cuốn lá nhỏ. Số ngày có mưa nhỏ trong thời gian bướm cuốn lá nhỏ ra rộ cũng liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ trứng nở, trong thời gian bướm ra rộ và đẻ trứng số ngày có mưa nhỏ nhiều, ẩm độ cao thì tỷ lệ trứng nở cao và ngược lại (Cục BVTV, 2005).

Ở các tỉnh phía Bắc một năm thường có 7 lứa bướm sâu cuốn lá nhỏ phát sinh, thời gian phát sinh các lứa bướm ở mỗi năm sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, thức ăn và thời vụ gieo cấy. Trong năm sâu non gây hại cả hai vụ lúa nhưng ở

vụ mùa mức độ gây hại cao hơn vụ xuân, các lứa sâu non gây hại thường là lứa 2 (vụ

xuân), lứa 5, lứa 6 và có năm cả lứa 7 (vụ mùa) (Trung tâm BVTV phía Bắc 2005, 2006, 2007).

Ngoài các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ thì các yếu tố canh tác như lượng phân bón, mật độ gieo cấy, giống lúa và giai đoạn sinh trưởng của cây cũng ảnh hưởng đến qui luật phát sinh của sâu cuốn lá nhỏ. Ruộng gieo cấy với khoảng cách 15 x 10cm có mật

độ sâu non cao gấp 3 lần những ruộng khoảng cách cấy 20 x 20 cm vì ở những ruộng cấy dầy tạo nên tiểu khí hậu đồng ruộng có ẩm độ cao là điều kiện thích hợp cho sâu cuốn lá nhỏ phát triển đạt mật độ số cao hơn. Ruộng bón nhiều đạm, bón lai dai thường bị sâu cuốn lá gây hại nặng. Do ruộng bón nhiều phân lá xanh non, lá mềm hấp dẫn bướm đến đẻ trứng, do đó có mật độ sâu non cao hơn (Trung tâm BVTV phía Bắc 2005, 2006; Bộ môn Côn trùng, 2006).

c) Thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ

Thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng và phong phú. Theo nghiên cứu của Vũ Quang Côn (1989) thì trong nhóm thiên địch sâu cuốn lá nhỏ ong kí sinh có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16 tới 34 loài trong đó có 23 loài kí sinh bậc 1; 8 loài kí sinh bậc 2, hiệu quả kí sinh chung đạt 15 - 30%. Trứng cuốn lá nhỏ chủ yếu kí sinh do ong Trichogramma japonicum, Trichogramma chilonis. Loài Apenteles cypris Nixon là một trong những loài ong kí sinh chuyên tính rất quan trọng của sâu cuốn lá nhỏ, tỷ lệ kí sinh

đạt 30%; có 10 loại nhện lớn ăn mồi (Phạm Văn Lầm và cs., 1993). Nguyễn Viết Tùng (1993) khi nghiên cứu thành phần nhóm nhện lớn bắt mồi ở vùng Gia Lâm - Hà Nội cho biết có 27 loài thuộc 7 họ khác nhau trong đó phổ biến là nhện nhảy có 9 loài, nhện lưới có 8 loài, các họ khác có 2 - 4 loài.

Theo Phạm Văn Lầm và cs. (1993) khi nghiên cứu về biến động số lượng nhóm nhện lớn bắt mồi ăn thịt trên đồng ruộng 2 vụ lúa xuân và vụ mùa cho thấy mật độ nhện lớn bắt mồi ăn thịt tăng dần từđầu vụ cho đến cuối vụ lúa, đỉnh cao là giai đoạn lúa làm đòng - trỗ. Mỗi vụ khác nhau thì diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi ăn thịt cũng khác nhau, mật độ quần thể nhện lớn bắt mồi ăn thịt đầu vụ xuân là 0,2 - 2,8 con/m2, đỉnh cao là 73,8 - 175,9 con/m2, mật độ này bao giờ cũng thấp hơn mật độ quần thể nhện lớn bắt mồi ăn thịt đầu vụ mùa là 4,0 - 19,7 con/m2, đỉnh cao là 76,9 - 201,6 con/m2. Các điều kiện canh tác như giống lúa, chế độ nước, số vụ

lúa/năm đều ảnh hưởng đến sự tích luỹ số lượng quần thể nhện lớn bắt mồi ăn thịt (Phạm Văn Lầm và cs., 1993).

Vụ mùa năm 1994 tại vùng Gia Lâm - Hà Nội, Đặng Thị Dung (1995) đã thu thập được 12 loài bắt mồi ăn thịt sâu cuốn lá nhỏ trong đó phổ biến nhất là 5 loài nhện, đặc biệt là nhện sói, nhện linh miêu có số lượng lớn hơn nhiều so với các loài khác. Kết quả nghiên cứu của Hà Quang Hùng (1998) cho biết ở địa bàn Hà Nội sâu cuốn lá nhỏ có 27 loài kí sinh và bắt mồi ăn thịt cả 3 pha trứng, sâu non, nhộng.

d) Biện pháp phòng chống

Theo báo cáo của Cục BVTV (2005) thực hiện chương trình quản lý dinh dưỡng trên cây lúa, áp dụng biện pháp gieo mạ thưa, cấy mạ non, bón phân dựa trên cơ sở so màu lá lúa, điều tiết nước hợp lý tạo cho cây lúa khoẻ tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Kết quả mật độ sâu cuốn lá nhỏ giảm so với ruộng làm theo nông dân ít nhất là 0,9 lần cao nhất 5,4 lần.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

1.3.2.2. Nghiên cứu về sâu đục thân 2 chấm Scirpophaga incertulas (Walk.)

a) Phân bố và thiệt hại do sâu đục thân 2 chấm gây ra

Ở trong nước, sâu đục thân 2 chấm gây hại phổ biến khắp các vùng trồng lúa. Sâu đục thân 2 chấm đã được ghi nhận có mặt ở 44 tỉnh trong cả nước, từ miền núi

đến đồng bằng đến các tỉnh ven biển (Phạm Văn Lầm, 2000). Sâu đục thân 2 chấm là loài đơn thực tính khá điển hình. Tuy nhiên nghiên cứu còn cho thấy chúng phá hoại trên 4 loài lúa dại và cỏLeptoch panicoides (Bộ môn Côn trùng, 2006).

Ở các tỉnh phía Bắc sâu đục thân 2 chấm gây hại cả hai vụ lúa, mỗi vụ thường có một lứa gây hại nặng đó là lứa 2 (ở vụ xuân), lứa 5 (ở vụ mùa). Một vài năm gần

đây mức độ gây hại gây hại của sâu đục thân 2 chấm có xu thế tăng lên, kể cả diện phân bố và mức độ gây hại. Năm 2006 diện tích nhiễn toàn vùng vụ mùa là 111.017 ha trong đó diện tích mất trắng là 276 ha. Sâu đục thân 2 chấm gây hại nặng ở một số

tỉnh Nam Định, Bắc Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Hải Dương tỷ lệ bông bạc nơi cao 30 - 50% cá biệt 70 - 90% (Trung tâm BVTV phía Bắc, 2006; 2007). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Đặc điểm sinh thái

Quy luật phát sinh gây của sâu đục thân 2 chấm trên đồng ruộng phụ thuộc khá chặt chẽ với vùng địa lý khí hậu và điều kiện kỹ thuật trồng trọt ở từng vùng. Ở

các tỉnh phía Bắc cùng 1 năm ở vụ mùa thường gây hại nặng hơn vụ xuân (Trung tâm BVTV phía Bắc, 2006; 2007). Mức độ hại liên quan chặt chẽ với trà lúa, trong mỗi vụ tỷ lệ hại giữa các trà lúa cũng khác nhau.

Sâu đục thân 2 chấm một năm thường phát sinh 6 - 7 lứa. Mức độ hại của sâu

đục thân 2 chấm trên các giống lúa phụ thuộc vào thời vụ và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Các giống lúa nếp thường bị hại nặng hơn các giống khác. Trên cùng 1 giống lúa ở giai đoạn khác nhau mức độ hại cũng khác nhau ở giai đoạn lúc làm

đòng, trỗ bông gặp lứa sâu ra rộ thì khả năng gây hại có khả năng lớn hơn các giai

đoạn khác (Bộ môn Côn trùng, 2006).

c) Thiên địch của sâu đục thân 2 chấm

Trên đồng ruộng sâu đục thân 2 chấm cũng bị nhiều loài thiên địch tấn công. Kết quả điều tra nghiên cứu của Phạm Văn Lầm (2000) đã ghi nhận được 25 loài thiên địch của sâu đục thân 2 chấm. Các loài thiên địch quan trọng của sâu đục thân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 2 chấm là các loài ong ký sinh sâu non và đặc biệt là ong ký sinh trứng.

Trong số các loài thiên địch đã phát hiện được của nhóm sâu đục thân lúa có khoảng 10 loài phổ biến. Trong đó có 8 loài là ký sinh và 2 loài là bắt mồi. Các loài

Amauromorpha accepta schoenobii Vier., Exoryza schoenobii Wilk.,

Metoposisyrops pyralidis Rhich., Telenomus dignus Gah., Temelucha philippinensis

Ashm., Tetrastichus Schoenobii Ferr., Trichogramma japonicum Ashm.,

Tropobracon schoenobii (Vier.) là ký sinh và Pardosa pseudoanuulata (Boe. et Str.), Oxyopes javanus là loài bắt mồi (Phạm Văn Lầm, 2002).

Trên trứng sâu đục thân 2 chấm đã ghi nhận được 7 loài ký sinh. Trong đó có 3 loài rất phổ biến là ong đen mắt đỏ Trichogramma japonium, ong xanh ăn trứng

Tetrastichus schoenobii và ong đen Telenomus dignus. Trong các loài ong ký sinh thì loài Tetrastichus thường xuất hiện và ký sinh với tỷ lệ cao vào những tháng nhiệt độ thấp, các loài khác thì vào các tháng ấm và nóng. Ngoài giai đoạn trứng bị

ký sinh, sâu non cũng có thể bị nhiều loài ký sinh khác. Ong đen Telenomus dignus

là một ký sinh trứng quan trọng của sâu đục thân 2 chấm. Nó phát sinh từ tháng 2

đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt phát sinh nhiều trong thời gian lứa 2, 3, 4 của sâu

đục thân 2 chấm. Ong đen có thể tiêu diệt từ vài phần trăm đến 30 - 40%, đôi khi tới 60% quả trứng trong ổ trứng sâu đục thân 2 chấm (Hà Quang Hùng, 1986; Phạm Văn Lầm và cs., 1993).

Ong xanh ăn trứng T. schoenobiiđóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu diệt trứng đục thân lúa 2 chấm ở vụ mùa tại phía Bắc. Loài ong này thường xuất hiện từ cuối tháng 6 đến tháng 12 trên mạ mùa, lúa mùa, mạ chiêm. Tỷ lệ trứng

đục thân bị ong T. schoenobii tiêu diệt đạt từ vài phần trăm đến hơn 90% vào đợt trứng cuối vụ mùa ở phía Bắc. Loài ong này có vai trò lớn trong điều hoà số

lượng sâu đục thân 2 chấm lứa 5 và lứa 6 (Hà Quang Hùng, 1986; Phạm Văn Lầm và cs., 1993)..

Ong đen mắt đỏ T. japonicum là một loài ký sinh trứng rất quan trọng trên

đồng lúa. Nó ký sinh trứng nhiều loài sâu hại lúa. Ong đen mắt đỏ xuất hiện quanh năm trên đồng lúa. Nó có thể tiêu diệt từ vài phần trăm đến trên dưới 30% quả trứng trong ổ trứng sâu đục thân 2 chấm. Trứng sâu đục thân năm vạch bị ong đen mắt đỏ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

T. japonicum ký sinh khoảng 30 - 50%, có khi tới 80% (Hà Quang Hùng, 1986). Ong kén trắng Exoryza schoenobii xuất hiện thường xuyên trên đồng lúa. Sâu non của sâu đục thân 2 chấm và đục thân năm vạch đầu nâu bị ký sinh bởi ong kén trắng

E. schoenobii với tỷ lệ trung bình 25 - 30%, có khi đạt hơn 40% (Hà Quang Hùng, 1986).

d) Biện pháp phòng chống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các biện pháp canh tác trừ sâu đục thân lúa đã được tổng kết là: cày lật đất ngay sau thu hoạch để diệt nhộng sâu đục thân trong gốc rạ; luân canh lúa nước với cây trồng cạn; gieo cấy thời vụ sớm thích hợp với từng địa phương; dùng giống ngắn ngày và giống cực sớm trong vụ mùa để tránh sâu đục thân. Vùng đồng bằng sông Hồng, lúa đông xuân trỗ bông vào đầu tháng 5, lúa mùa trỗ bông vào đầu tháng 9 hầu như không bị sâu đục thân gây hại nặng (Phạm Văn Lầm, 2006).

Những loại thuốc hóa học được khuyến cáo dùng trên lúa trừ các sâu đục thân lúa là Padan 95 SP, Regent 800WG, Oncol 5G,…

1.3.2.3. Nghiên cứu về rầy nâu hại lúa Nilaparvata lugens (Stal)

a) Phân bố và thiệt hại do rầy nâu gây ra

Việt Nam cũng như các nước trồng lúa khác ở Đông Nam Á, rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) đã và ngày càng trở thành loài sâu hại lúa quan trọng. Ở

các tỉnh phía Bắc trước năm 1971 rầy nâu chỉ phát sinh rải rác và chỉ gây hại cục bộ ở một số tỉnh, vụ mùa năm 1971 rầy nâu phát sinh thành dịch trên diện rộng. Ở các tỉnh phía Nam, rầy nâu cũng phát sinh mạnh từ năm 1971. Tháng 11-12 năm 1977, dịch rầy nâu ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp và Cửu Long trên diện tích 100.000 ha, trong đó có 10.000 ha bị mất trắng và 90.000 ha bị hại 30-50% năng suất. Những năm gần đây rầy nâu càng trở lên nguy hiểm hơn bởi vì ngoài tác hại trực tiếp là chích hút nhựa của cây lúa, ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ rầy còn là môi giới truyền bệnh virus bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006).

b) Đặc điểm sinh thái

Ở Việt Nam rầy nâu tồn tại quanh năm nhưng sự phát sinh gây hại phụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 các tỉnh phía Bắc thời tiết khí hậu có 4 mùa rõ rệt thì rầy nâu thường phát sinh từ

tháng 1 đến tháng 11 hàng năm và thường có từ 7-8 lứa trong đó gây hại nặng ở

lứa 2, lứa 3 (vụ xuân) và lứa 6, lứa 7 (vụ mùa) (Trung Tâm BVTV phía Bắc, 2005, 2006, 2007).

Mật độ cấy cũng ảnh hưởng sự phát triển của quần thể rầy nâu. Những ruộng lúa cấy dầy, bón nhiều phân đạm rầy nâu phát sinh với mật độ quần thể cao và ngược lại. Chếđộ nước trên ruộng lúa có ảnh hưởng đến mật độ quần thể rầy nâu, ruộng luôn luôn đủ nước thường xuyên có mật độ quần thể rầy nâu cao hơn ruộng không đủ nước thường xuyên (Nguyễn Đức Khiêm, 1995a).

c) Thiên địch của rầy nâu hại lúa

Rầy nâu và rầy lưng trắng ở nước ta đã ghi nhận có khoảng 84 loài thiên địch. Các loài thiên địch của rầy nâu có thể chia thành 3 nhóm lớn: các loài bắt mồi, các loài ký sinh và các loài gây bệnh cho rầy nâu. Cho đến nay ở nước ta đã phá hiện được 65 loài côn trùng và nhện là những loài bắt mồi của rầy nâu và rầy lưng trắng. Đã ghi nhận

được 14 loài ký sinh của rầy nâu và rầy lưng trắng và đã phát hiện được 34 loài nấm và 2 loài tuyến trùng gây bệnh cho rầy nâu (Phạm Văn Lầm, 2002, 2006).

Trong điều kiện ở nước ta, đã ghi nhận có khoảng 20 loài thiên địch phổ

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 25 - 32)