KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 74 - 76)

II. Thời gian, phương pháp bón

1 ngày 3 ngày 7 ngày

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

1. Thành phần sâu hại lúa mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định thu được 13 loài thuộc 5 bộ và 8 họ côn trùng. Trong toàn vụ, về chủng loại các loài sâu xuất hiện trên ruộng nông dân và ruộng lúa SRI không có sự khác nhau, song mật độ và tần suất bắt gặp các loài sâu trên ruộng nông dân luôn cao hơn so với ruộng lúa ứng dụng SRI.

2. Thành phần thiên địch của sâu hại lúa mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định gồm 16 loài thiên địch bắt mồi và kí sinh thuộc 6 bộ, 13 họ. Các loài thiên địch xuất hiện sớm và mật độ cao trên ruộng lúa ứng dụng SRI cho thấy kỹ thuật canh tác lúa cải tiến có tác dụng tốt đến số lượng và đặc biệt là mật độ các loài thiên địch trong việc khống chế, điều hoà số lượng, mật độ sâu hại góp phần giảm số lần phun thuốc, giảm chi phí sản xuất, tốt cho chất lượng nông sản, sức khoẻ con người, thân thiện với môi trường và bền vững trong thâm canh lúa.

3. Trong vụ mùa 2014, sâu cuốn lá nhỏC. medinalis phát sinh gây hại từ giai

đoạn đẻ nhánh đến giai đoạn trỗ bông nhưng trên ruộng lúa ứng dụng SRI mật độ

sâu cuốn lá nhỏ C. medinalis đều thấp hơn so với ruộng nông dân sản xuất đại trà (105,3 con/m2 so với 268,4 con/m2ở giai đoạn cuối đẻ nhánh).

Rầy nâu chủ yếu phát sinh gây hại từ giai đoạn làm đòng đến giai đoạn đỏ đuôi trên ruộng lúa ứng dụng SRI và ruộng nông dân sản xuất đại trà. Trên ruộng lúa ứng dụng SRI mật độ rầy nâu hầu như đều thấp hơn so với ruộng nông dân sản xuất đại trà (1023,9 con/m2 so với 3040,0 con/m2ở giai đoạn phơi màu).

Trên nền phân bón theo SRI tỷ lệ dảnh héo, bông bạc thấp, ở giai đoạn trỗ

bông đến chín tỷ lệ bông bạc trên ruộng lúa ứng dụng SRI thấp chỉđạt 1,27%; Trên ruộng nông dân dảnh héo xuất hiện sớm và cao hơn hẳn ruộng ứng dụng SRI, cao

điểm mật độđợt hai trùng với giai đoạn trỗ bông, tới 5,8 con/m2 tỷ lệ hại tương ứng là 5,61%, đây là giai đoạn xung yếu của cây lúa đối với sâu đục thân, ở mật độ dảnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 héo/bông bạc này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa.

4. Trên ruộng lúa ứng dụng SRI, mật độ các loài thiên địch hầu như cao hơn so với ruộng nông dân. Giá trị mật độ trung bình của bọ xít mù xanh Cytorhinus lividipennis, nhện lớn bắt mồi và bọ ba khoang Ophionea indica trên ruộng ứng dụng SRI cao hơn so với ruộng nông dân. Mật độ trung bình trên ruộng lúa ứng dụng SRI của các loài này lần lượt là 4,84 con/m2; 5,57 con/m2 và 1,79 con/m2, trong khi đó các chỉ số này ở ruộng nông dân lần lượt là 3,02; 3,32 và 1,69 con/m2.

5. Các thuốc BVTV khảo sát đều có hiệu lực cao trong phòng trừ một số loài sâu hại chính trên lúa vụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định. Thuốc Clever 150SC 50EC có hiệu lực phòng trừ cao nhất đối với sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis (đạt 85,3%). Thuốc DupontPrevathon 5SC có hiệu lực phòng trừ cao nhất đối với sâu

đục thân 2 chấm S. incertulas (đạt 89,5%). Thuốc Bassa 50EC có hiệu lực phòng trừ

cao nhất đối với rầy nâu N. lugens (đạt 85,3%) và phun trừ rầy nâu bằng thuốc AC DINOSIN 500WP không phải rẽ hàng.

6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên ruộng ứng dụng SRI đều cao hơn so với ruộng nông dân vụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định. Năng suất thực thu ở ruộng ứng dụng SRI đạt 64,9 tạ/ha cao hơn so với ruộng nông dân (59,5 tạ/ha).

Hiệu quả kinh tế trên ruộng lúa ứng dụng SRI đạt 622.000 đồng/sào so với hiệu quả kinh tế trên ruộng nông dân chỉđạt 353.000 đồng/sào.

2. Kiến nghị

1. Hướng dẫn, tập huấn nông dân ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa theo SRI vào sản xuất nhất là bón phân và kiểm tra sâu bệnh hại sẽ giúp nông dân giảm được số

lần phun thuốc bảo vệ thực vật trừ một số loài sâu hại chính (sâu cuốn lá nhỏ, sâu

đục thân 2 chấm, rầy nâu) từđó tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận hạn chế ô nhiễm môi trường.

2. Tiếp tục nghiên cứu thêm các biện pháp sinh học phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu tại vùng nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 74 - 76)