Ngày 7 ngày 14 ngày

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 65 - 70)

II. Thời gian, phương pháp bón

3 ngày 7 ngày 14 ngày

Virtako 40WG 83,4 g/ha Chlorantraniliprole +

Thiamethoxam 65,3a 74,7a 80,2a

Clever 150SC 250,2ml/ha Indoxacarb 69,6a 77,6a 85,3a

Angun 5WDG 278 g/ha Emamectin benzoate 54,1b 60,2b 69,7b

Đối chứng Không xử lý - - - -

CV% (sai số thí nghiệm) 6,2 7,1 5,8

LSD0,05 (giá trị sai khác

nhỏ nhất) 8,8 11,4 10,2

Ghi chú: Trong cùng một cột các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa ở mức α =0,05.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

3 ngày 7 ngày 14 ngày

Ngày sau phun

H i u l c p h ò n g t r ( % )

Virtako 40WG Clever 150SC Angun 5WDG

Hình 3.13. Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hoá học đối với sâu cuốn lá nhỏ C. medinalis vụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 Bảng 3.8 và hình 3.13 cho thấy, các thuốc khác nhau cho hiệu lực phòng trừ

sâu cuốn lá nhỏ khác nhau.

Sau khi phun 3 ngày hiệu lực của đa số các loại thuốc đạt trung bình. Vào thời

điểm này có hai thuốc đạt hiệu lực > 60% là thuốcVirtako 40WG (65,3%) và Clever 150SC (69,6%). Thuốc Angun 5WDG là thuốc có hiệu lực thấp nhất vào thời điểm này vì đây là thuốc có nguồn gốc sinh học đạt 54,1 %. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự

có khác biệt rõ ràng giữa các công thức thí nghiệm (mức ý nghĩa α = 0,05).

Sau phun 7 ngày, tất cả các thuốc hóa học sử dụng đều có hiệu lực tăng lên, trong đó hiệu lực thuốc Clever 150SC cao nhất đạt 77,6%, thuốc Angun 5WDG là thuốc có hiệu lực thấp nhất (60,2%). Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự có khác biệt rõ ràng giữa các công thức thí nghiệm (mức ý nghĩa α = 0,05).

Sau phun 14 ngày, tất cả các thuốc hóa học sử dụng đều có hiệu lực tăng không nhiều trong đó hiệu lực thuốc Clever 150SC cao nhất đạt 85,3%, thuốc Angun 5WDG vẫn là thuốc có hiệu lực thấp nhất (69,7%). Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự có khác biệt rõ ràng giữa các công thức thí nghiệm (mức ý nghĩa α = 0,05).

Theo tác giả Zheng et al. (2011), thuốc hóa học được sử dụng có hiệu quảđể

trừ sâu cuốn lá nhỏ có nguồn gốc từ tebufenozide, hexaflumuron, abamectin, emamectin benzoate, and spinosad. Việc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ bằng biện pháp hoá học ở giai đoạn đầu vụ là việc không nên làm. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng đã có nhiều giống lúa mới có khả năng tựđền bù thiệt hại nên việc sử dụng thuốc hoá học không còn là vấn đề cần thiết để quản lý loài sâu hại này (CABI, 2006; Zheng et al., 2011).

Theo kết quả nghiên cứu Cục BVTV (2005) thực hiện chương trình quản lý dinh dưỡng trên cây lúa, điều tiết nước hợp lý tạo cho cây lúa khoẻ tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, mật độ sâu cuốn lá nhỏ giảm so với ruộng làm theo nông dân ít nhất là 0,9 lần cao nhất 5,4 lần.

3.8.2. Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hoá học đối với sâu đục thân 2 chấm S. incertulas vụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định chấm S. incertulas vụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định

Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hoá học đối với sâu đục thân 2 chấm S. incertulasvụ mùa 2014 (bảng 3.9).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Bảng 3.9. Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hoá học đối với sâu đục thân 2 chấm S. incertulas vụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định

Công thức Liều lượng Hoạt chất Mật độổ trứng trước phun (ổ/m2) Tỷ lệ bông bạc 10 NTTH (%) HLPT (%)

Virtako 40WG 0,075 kg/ha Chlorantraniliprole + Thiamethoxam 0,53 4,14c 79,2b Dupont

Prevathon 5SC 700 ml/ha Chlorantraniliprole 0,50 1,82

d 89,5a Voliam Targo 063SC 700 ml/ha Chlorantraniliprole + Abamectin 0,52 2,05 d 85,3a

Tasodant 600EC 1,39 l/ha Chlopiryfos ethyl 0,51 5,21b 72,7b

Đối chứng Không xử lý - 0,50 17,3a -

CV% 7,9 6,1

LSD0,05 0,90 10,0

Ghi chú: Trong cùng một cột các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa ở mức

α =0,05. HLPT: Hiệu lực phòng trừ. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 10 ngày

Ngày sau phun

H i u l c p h ò n g t r ( % )

Virtako 40WG Dupont Prevathon 5SC

Voliam Targo 063SC Tasodant 600EC

Hình 3.14. Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hoá học đối với sâu đục thân 2 chấm S. incertulas vụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định

(10 NTTH) 10 ngày trước thu hoạch 10 ngày trước thu hoạch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 Bảng 3.9 và hình 3.14 cho thấy, các thuốc khác nhau cho hiệu lực phòng trừ đục thân 2 chấm cũng khác nhau.

Các thuốc hoá học thí nghiệm để phun trừ sâu đục thân 2 chấm như Dupont Prevathon 5SC, Virtako 40WG, Voliam Targo 063SC, Tasodant 600EC đều có tác dụng trừ sâu đục thân 2 chấm. Tuy nhiên, tỷ lệ bông bạc giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác nhau rõ rệt. Công thức phun thuốc DupontPrevathon 5SC với liều lượng khuyến cáo 700 ml/ha/lần có hiệu lực cao nhất; tỷ lệ bông bạc 1,82%. Công thức phun thuốc Voliam Targo 063SC và Virtako 40WG có hiệu lực phòng trừ cao tiếp theo đạt 85,3% và 79,2%; tỷ lệ bông bạc sau xử lý lần lượt là 2,05% và 4,14%.

Thuốc Tasodant 600EC có hiệu lực phòng trừ thấp nhất đạt 72,7%; tỷ lệ

bông bạc sau xử lý là 5,21%. Chỉ tiêu này với công thức đối chứng không phun thuốc tỷ lệ bông bạc là 17,3%. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự có khác biệt rõ ràng giữa các công thức thí nghiệm (mức ý nghĩa α = 0,05).

Theo tác giả Abro et al. (2013), Chatterjee và Mondal (2014) thuốc hóa học có hiệu lực cao trong phòng trừ sâu đục thân Scirpophaga incertulas là Cartap hydrochloride, Carbofuran, Fipronil, Azadirachtin, Spinosad và Phosphamidon. Thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh, các chế phẩm vi sinh Beauveria bassiana,

etarhizium anisopliae, Bacillus thuringiensis cũng có hiệu lực cao trong phòng trừ

sâu đục thân 2 chấm S. incertulas (Chatterjee và Mondal, 2014). Tại Việt Nam những năm trước, những loại thuốc hóa học được khuyến cáo dùng trên lúa trừ các sâu đục thân lúa là Padan 95 SP, Regent 800WG, Oncol 5G,…

Đểđánh giá năng suất lúa của các công thức thí nghiệm, chúng tôi tiến hành gặt để tính năng suất lúa ở từng công thức của thí nghiệm phun 4 loại thuốc và so sánh với đối chứng. Kết quảđược thể hiện ở bảng 3.10.

Kết quả bảng 3.10 cho thấy, các công thức phun thuốc năng suất đều tăng lên so với đối chứng không phun thuốc. Các công thức khác nhau cho năng suất khác nhau. Năng suất đạt cao nhất ở công thức sử dụng DupontPrevathon 5SC đạt 67,8 tạ/ha tăng 25,09% so với đối chứng. Sau đó là công thức phun Voliam Targo 063SC

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 với năng suất đạt 65,2% tăng 20,29% so với đối chứng. Công thức phun Virtako 40WG năng suất đạt 61,1 tạ/ha tăng 12,73% so với đối chứng. Công thức sử dụng thuốc Tasodant 600EC đạt năng suất thấp nhất trong các thuốc thí nghiệm, chỉ đạt 60,4 tạ/ha, chỉ tăng 11,43% so với đối chứng.

Bảng 3.10. Năng suất lúa thí nghiệm 4 loại thuốc hoá học phòng trừ sâu đục thân 2 chấm S. incertulas vụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định

Công thức Liều lượng Hoạt chất Nă(tng suạ/ha) ất

Virtako 40WG 0,075 kg/ha Chlorantraniliprole + Thiamethoxam 61,1ab DupontPrevathon 5SC 700 ml/ha Chlorantraniliprole 67,8a Voliam Targo 063SC 700 ml/ha Chlorantraniliprole + Abamectin 65,2a

Tasodant 600EC 1,39 l/ha Chlopiryfos Ethyl 60,4b

Đối chứng Không xử lý - 54,2c

CV% 4,4

LSD0,05 5,09

Ghi chú: Trong cùng một cột các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa ở

mức α =0,05.

Như vậy, sử dụng thuốc DupontPrevathon 5SC và Voliam Targo 063SC có hiệu quả cao trừ sâu đục thân 2 chấm S. incertulasvụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam

Định, năng suất lúa cao hơn rõ ràng so với các thuốc hóa học còn lại. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự có khác biệt rõ ràng giữa các công thức thí nghiệm (mức ý nghĩa α = 0,05).

3.8.3. Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hoá học đối với rầy nâu N. lugens hại lúa vụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định N. lugens hại lúa vụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định

Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hoá học đối với rầy nâu N. lugens

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

Bảng 3.11. Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hoá học đối với rầy nâu

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)