Phương pháp điều tra diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, sâu đục thân 2 chấm và thiên địch trên ruộng lúa ứng dụng SRI và ruộng nông dân

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 37 - 38)

thân 2 chấm và thiên địch trên ruộng lúa ứng dụng SRI và ruộng nông dân

Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần theo QCVN 01-38/2010/BNNPTNT: Quy chuẩn quốc gia về phương pháp điều tra dịch hại cây trồng của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại lúa. Mỗi ruộng điều tra 10 điểm phân bố ngẫu nhiên theo đường chéo góc mỗi điểm điều tra 10 khóm lúa. Điểm điều tra cách bờ 2m (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010).

a) Đối với sâu đục thân 2 chấm

Điều tra: phát dục, mật độ. Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số

lượng trưởng thành, ổ trứng có trên từng khóm (dảnh) trong điểm điều tra. Theo dõi trên cả ruộng lúa ứng dụng SRI và ruộng nông dân. Mỗi ruộng điều tra 10 điểm, mỗi điểm điều tra 10 khóm lúa. Đếm tổng số dảnh lúa có trong điểm điều tra. Đếm toàn bộ dảnh héo (bông bạc) trong điểm điều tra, chẻ từng dảnh bị hại đếm sâu.

b) Đối với sâu cuốn lá nhỏ

Điều tra phát dục, mật độ: quan sát từ xa đến gần sau đó đếm trực tiếp số

lượng các pha phát dục có trên từng khóm trong điểm điều tra, phân tuổi của pha sâu non. Khi mật độ cao, cắt 3 - 5 khóm lúa/yếu tố mang về phòng để làm các chỉ

tiêu trên. Trong thời gian trưởng thành rộ, dùng thước điều tra để gạt lúa theo băng có chiều rộng 1m, chiều dài 10m, đếm toàn bộ số trưởng thành có trong băng đó rồi tính ra số tổng trưởng thành/m2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 Điều tra đánh giá tỷ lệ hại: Đếm tổng số dảnh lúa có trong điểm điều tra, đếm số lá của 5 dảnh ngẫu nhiên, tính số lá bình quân/dảnh từđó tính số lá/m2.

c) Đối với rầy nâu

Điều tra rầy non, rầy trưởng thành: dùng khay đểđiều tra từng khóm, khay có kích thước 20 cm x 20 cm x 5 cm; đáy khay tráng một lớp dầu, đặt khay nghiêng với gốc lúa một góc 45o, đập 2 đập rồi đếm và phân tuổi số rầy vào khay.

Điều tra trứng: mỗi yếu tố lấy 3 - 5 khóm lúa ngẫu nhiên đem về trong phòng, tuỳ thuộc vào lượng trứng nhiều hay ít mà mỗi khóm chọn ngẫu nhiên 3 - 5 dảnh lúa, tách toàn bộ bẹ, gân lá của các dảnh tìm trứng rầy. Phân loại trứng rầy ký sinh, trứng rầy ung, trứng nở và chưa nở.

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 37 - 38)