Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên ruộng lúa ứng dụng SRI và ruộng nông dân vụ mùa 2014 tại xã Nam Mỹ, Nam Trực, Nam Định

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 58 - 59)

II. Thời gian, phương pháp bón

1 Chuồn chuồn kim xanh Agriocnemis femina Brauer Coenagrionidae Odonata +++ 2Chuồn chuồn kim vàng Agriocnemis pymaea Coenagrionidae Odonata + +

3.4. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên ruộng lúa ứng dụng SRI và ruộng nông dân vụ mùa 2014 tại xã Nam Mỹ, Nam Trực, Nam Định

và ruộng nông dân vụ mùa 2014 tại xã Nam Mỹ, Nam Trực, Nam Định

Trong thời gian qua, cùng với việc gieo trồng các giống lúa mới có năng suất cao, người nông dân thường lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu hoá học, đây chính là một trong những nguyên nhân chính làm cho sâu cuốn lá nhỏ bùng phát thành dịch ở nhiều địa phương và chúng được xem là đối tượng gây hại chủ yếu trên lúa. Theo các tài liệu đã công bố sâu cuốn lá nhỏ hại lúa có 4 loài là

Cnaphanocrocis medinalis, Marasmia (Susumis) exigua Butler, M. patnalis

Bredley và M. ruralis. Kết quả điều tra thành phần loài sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tại Nam Trực, Nam Định ở bảng 3.1 cho thấy trong vụ mùa 2014, tại địa bàn nghiên cứu chỉ xuất hiện loài C. medinalis.

Trên cơ sở kết quả xác định thành phần sâu cuốn lá nhỏ chúng tôi tiến hành

điều tra theo dõi diễn biến mật độ C. medinalis trên ruộng lúa ứng dụng SRI và ruộng nông dân sản xuất đại trà. Kết quả thu được thể hiện trên bảng 3.4.

Bảng 3.4. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ C. medinalis trên ruộng lúa ứng dụng SRI và ruộng nông dân vụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định

Ngày điều tra

Giai đoạn sinh trưởng - phát triển

Mật độ sâu (con/m2) Ruộng lúa ứng dụng SRI Ruộng nông dân 22/7 Đẻ nhánh 4,5 20,4 29/7 Đẻ nhánh rộ 5,1 10,4 05/8 Đẻ nhánh rộ 20,7 35,2 12/8 Cuối đẻ nhánh 105,3 286,4 19/8 Đứng cái-phun đòng 5,4* 65,6* 26/8 Phun đòng 4,2 8,8** 03/9 Làm đòng 5,4 10,8 10/9 Đòng 6,0 15,6 17/9 Trổ bông 6,3 20,0 Trung bình 18,1 52,6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 Trong vụ mùa 2014, sâu cuốn lá nhỏ C. medinalis phát sinh gây hại từ giai

đoạn đẻ nhánh đến giai đoạn trỗ bông nhưng trên ruộng lúa ứng dụng SRI mật độ

sâu cuốn lá nhỏC. medinalis đều thấp hơn so với ruộng nông dân (105,3 con/m2 so với 268,4 con/m2ở giai đoạn cuối đẻ nhánh).

Đến giai đoạn đứng cái-làm đòng cho đến phun đòng, mật độ sâu cuốn lá nhỏ

trên ruộng lúa ứng dụng SRI và ruộng nông dân giảm xuống do có phun thuốc bảo vệ

thực vật. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng lúa ứng dụng SRI sau phun chỉ còn còn 5,4 con/m2; còn trên ruộng nông dân là 65,6 con/m2 và đã phải phun lại lần 2.

Theo Cục BVTV (2005), trên đồng ruộng sâu cuốn lá nhỏ gây hại từ giai

đoạn mạđến giai đoạn lúa trỗ, nặng nhất ở giai đoạn đòng - trỗ. Riêng vụ mùa 2003 sâu cuốn lá nhỏ có mật độ rất cao thành dịch, diện phân bố rộng, diện tích do sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở 26 tỉnh phía Bắc lên tới 412.146 ha, nặng 226.754 ha.

Bằng phép kiểm định T-test (phép thử Student), so sánh giá trị trung bình cho thấy, mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng lúa ứng dụng SRI và ruộng nông dân cho thấy có sự khác nhau rõ rệt ở mức α = 0,05. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ trung bình trên ruộng lúa ứng dụng SRI từ giai đoạn đẻ nhánh đến trổ bông

đạt 18,1 con/m2, trong khi đó mật độ sâu trung bình trên ruộng nông dân là 52,6 con/m2.

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)