Các nghiên cứu ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiế nở ngoài nước và trong nước

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 32)

trong nước

SRI được áp dụng ở Madagascar từ năm 1983 (Laulanié, 2011). Sau đó được Giáo sư Norman Uphoff thuộc Trường đại học Cornell của Mỹ tuyên truyền để áp dụng và nhân rộng ra nhiều nước trên thế giới sau khi thấy sự thành công của SRI trong ba năm (1990-1993) khi năng suất lúa trước đây trung bình chỉ đạt 2 tấn/ha, còn với ruộng lúa ứng dụng SRI đạt tới 8 tấn/ha. Mô hình SRI được áp dụng ở châu Á vào năm 1997. Uphoff ước tính rằng vào năm 2013 số lượng các hộ nông dân sử

dụng SRI đã tăng lên đến khoảng từ 4 đến 5 triệu hộ (Wikipedia, 2014d).

Những người ủng hộ SRI tuyên bố việc sử dụng nó làm tăng năng suất, tiết kiệm nước, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập và lợi ích đã đạt được trong 40 quốc gia. Theo đánh giá của Dự án Africare, Oxfam America, WWF-ICRISAT (2010), áp dụng SRI sẽ làm tăng năng suất lúa bình quân đạt 20-50%, tiết kiệm nước tưới 25-50%, lượng hạt giống chỉ cần 5-7 kg/ha so với phường pháp truyền thống thường sử dụng 50-70 kg/ha, giảm giá thành sản xuất trên mỗi ha là 23% và làm tăng lợi nhuận 68%/ha. Năm 2011 một nông dân trẻ tuổi tên là Sumant Kumar thiết lập một kỷ lục thế giới mới trong sản xuất lúa gạo khi áp dụng mô hình SRI thì năng suất lúa đạt 22,4 tấn/ha (Wikipedia, 2014d).

Nhiều công trình nghiên cứu của một số nước có công nghệ lúa lai phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka… ngoài việc tạo ra những giống có tiềm năng năng suất cao, đã thể hiện sự nổi trội về ưu thế lai, người ta chú trọng

đến kỹ thuật thâm canh để lúa lai phát huy được thế mạnh đó như: kỹ thuật làm mạ; kỹ thuật cấy; kỹ thuật bón phân; kỹ thuật điều tiết nước; công tác BVTV

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 (Wikipedia, 2014d). Với SRI nên cấy 1 dảnh/khóm. Tuy nhiên, với phương pháp thâm canh truyền thống người ta thường cấy 1-2 dảnh/khóm đối với lúa lai và 3 dảnh trở lên đối với lúa thuần. Các thử nghiệm cho thấy không có sự khác biệt về năng suất giữa các số lượng dảnh được cấy/khóm. Năng suất hạt khi cấy 1 dảnh/khóm bón ít ni-tơ cao hơn cấy 2 dảnh trở lên/khóm bón nhiều nitơ

(Wikipedia, 2014d).

Theo kết quả nghiên cứu của Kakde và Patel (2014) tại vùng Gujarat của Ấn

Độ trong năm 2012-2013 cho biết, trên ruộng lúa áp dụng SRI, sâu đục thân lúa

Scirpophaga incertulas (Walk.) phá hoại xuất hiện cao điểm vào trong tuần đầu của tháng 9 với tỷ lệ 4,19% và ở tuần cuối cùng của tháng 9 là 4,93%; còn trên ruộng không áp dụng SRI, sâu đục thân lúa S. incertulas (Walk.) phá hoại xuất hiện cao

điểm vào trong tuần đầu của tháng 10 với tỷ lệ 5,58% và ở tuần cuối cùng của tháng 10 là 5,79%. Các kết quả của cả hai phương pháp cho thấy các thông số thời tiết có ít ảnh hưởng đến các hoạt động vàng sâu đục thân hại.

Ở Việt Nam, năm 2003 có 3 tỉnh tham gia canh tác lúa cải tiến là Hà Nội, Hoà Bình, Quảng Ninh. Năm 2005 có 5 tỉnh tham gia gồm: Hà Nội, Hoà Bình, Quảng Nam, Nam Định, Thái Bình. Đến 2006 có 12 tỉnh tham gia: Hà Nội, Hoà Bình, Quảng Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Tây, Nghệ An, Quảng Bình. Đến 2007 có 17 tỉnh tham gia gồm các tỉnh trên và thêm một số tỉnh khác Yên Bái, Hải Phòng, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng (Cục BVTV, 2006). Tại 11 tỉnh phía Bắc đã có 13 giống tham gia thực nghiệm, chủ yếu là các giống lúa lai, lúa thuần Trung Quốc được gieo cấy trên chân đất vàn hoặc vàn cao trong điều kiện chủ động nước tưới tiêu. Trong thực nghiệm thăm dò, các tỉnh đều cấy ở các mật độ 11, 16, 20, 25 khóm/m2, cấy mạ 2,5 lá, cấy 1 dảnh, cấy vuông mắt sàng và rút nước định kỳ trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng (Cục BVTV, 2006).

Kết quảứng dụng cho thấy canh tác lúa cải tiến giúp giảm chi phí vật tư: giống, phân đạm, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới cụ thể: Lượng thóc giống giảm so với tập quán của nông dân từ 60 đến 80%, lượng đạm giảm 30 đến 40%, giảm công lao động 30%, giản lượng nước tưới 30 - 40%; Lượng phân đạm giảm so với tập quán của nông dân trung bình 22,8% (vụ Đông xuân) và 24,6% (vụ mùa); Số lần phun thuốc bảo vệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 thực vật giảm so với tập quán của nông dân 1,5 lần, những vụ sâu bệnh nặng giảm 3

đến 4 lần (Cục BVTV, 2005; 2006). Số bông trên khóm tăng so với tập quán của nông dân bình quân 25% (vụ Đông xuân) và 26,7% (vụ mùa). Số hạt chắc trên m2 tăng 10,8% (vụĐông xuân) và 12,8% (vụ mùa). Năng suất tăng trung bình 9,7% (vụ đông xuân) và 14,0% (vụ mùa). Tiền lãi thu được của ruộng ứng dụng SRI tăng so với ruộng sản xuất của nông dân trung bình 2.042.000 đồng/ha (vụ Đông xuân) và 2.240.000

đồng/ha (vụ mùa). Giá thành trên kg thóc giảm 342 đồng/kg (vụ đông Xuân) và 520

đồng/kg (vụ mùa). Ứng dụng canh tác lúa cải tiến là giải pháp kỹ thuật để thực hiện nội dung "ba giảm ba tăng" trong sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc.

Kết quả trên cho thấy nếu áp dụng đúng các giải pháp, cách tổ chức thực hiện chương trình canh tác lúa cải tiến thì sẽ có ruộng lúa khoẻ, tiết kiệm lượng phân đạm, sâu bệnh ít, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hiệu quả kinh tế cao, chất lượng sản phẩm tốt, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Như vậy, nếu 100% diện tích gieo cấy của các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng bón tiết kiệm mỗi sào một kg đạm mỗi vụ và giảm một lần phun thuốc mỗi vụ thì trong một năm sẽ

tiết kiệm được 140 tỷ đồng không phải mua phân đạm và 120 tỷ đồng không phải mua thuốc bảo vệ thực vật, đó là chưa kể đến bảo vệ được môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng (Cục BVTV, 2005; 2007).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

Chương 2

Một phần của tài liệu thành phần sâu hại lúa, diễn biến mật độ sâu hại chính trong hệ thống canh tác lúa cải tiến sri vụ mùa năm 2014 tại huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 32)