Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế

Một phần của tài liệu Kế toán toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế (Trang 48)

6. Kết cấu các chương

2.1.Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3300491474 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 21 tháng 05 năm 2007 và đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 06 tháng 04 năm 2011.

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI PHÚ NAM

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: PHU NAM SPINNING JOINT STOCK COMPANY

Tên công ty viết tắt: PHU NAM SJSCO Đại diện: Hoàng Văn Thám - Giám đốc

Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp Phú Bài, Phường Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

Điện thoại: 054.3951455 - Fax: 054.3951267 Email:sjscphunam@vnn.vn

Liên hệ: Hoàng Văn Thám

Loại hình công ty: công ty cổ phần Vốn điều lệ: 28.027.080.000 đồng

Theo số liệu thống kê thì ngành trồng bông và kéo sợi tại Việt Nam đã có lịch sử lâu đời nhưng nó chỉ trở thành ngành trọng điểm trong khoảng 2 thập kỷ gần đây khi đất nước tiến vào công cuộc Công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Chỉ trong 10 năm từ 2000 đến 2010, Dệt May Việt Nam đã vươn trở thành ngành đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước với doanh thu 11,5 tỷ đô la Mỹ, trong đó trồng bông và kéo sợi là 2 khâu đoạn đầu của chuỗi dệt may. Cũng trong 10 năm

đó, ngành kéo sợi đã tăng trưởng trên 300% từ 1,2 triệu cọc sợi với tổng sản lượng 120.000 tấn lên 3,75 triệu cọc đạt 420.000 tấn. Trong khi đó, ngành trồng bông lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Năm 2000, sản lượng bông cả nước đạt 12.000 tấn thì đến năm 2010 chỉ còn 3.500 tấn – tức còn 30% sản lượng năm 2000. Nếu như năm 2000 bông trong nước đáp ứng khoảng 20% nhu cầu kéo sợi thì đến năm 2010, tỷ lệ này chỉ còn 1,3% - đây là một dấu hiệu rất đáng lo ngại đặc biệt giá bông thế giới tăng cao một cách bất thường (tăng 2,2 lần) chỉ trong vòng 2 năm 2009, 2010, đe dọa tới sự tăng trưởng ổn định của ngành sợi Việt Nam nói riêng và toàn ngành dệt may nói chung.

Bằng việc hợp nhất 2 hiệp hội (Hiệp hội Bông Vải Việt Nam thành lập vào ngày 21/05/2004 và Hiệp hội Sợi Việt Nam thành lập vào ngày 31/12/2007), hy vọng việc cam kết mua bông trong nước từ các nhà kéo sợi sẽ trở nên vững chắc hơn, tạo nền tảng thúc đẩy trồng bông trong nước, mang lại lợi ích, sự ổn định, chủ động cho các bên liên quan và giúp hiện thực hóa chủ trương, định hướng phát triển ngành của Chính phủ. Chủ trương hợp nhất 2 Hiệp hội đã nhận được sự nhất trí tuyệt đối từ các hội viên của 2 Hiệp hội, sự đồng tình của công luận và sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cơ quan hữu trách đặc biệt là Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Bộ Công thương và Bộ Nội Vụ nước CHXHCN Việt Nam.

Để cạnh tranh và chiếm lĩnh được thị trường, đứng vững trong thời kỳ hội nhập, toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam đã nỗ lực phấn đấu trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt là sự mạnh dạn của lãnh đạo công ty trong việc vay vốn, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra còn có những chủ trương, biện pháp tích cực trong việc chiếm lĩnh thị trường, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa đời sống cán bộ công nhân viên ngày một đi lên.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của Công ty

Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam là doanh nghiệp sản xuất, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: Sản xuất sợi; kinh doanh nông lâm sản nguyên phụ

liệu: bông, xơ, sợi các loại, may trang phục; sản xuất áo quần may sẵn, bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu, mua bán thiết bị, dụng cụ hệ thống điện, cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dung hữu hình khác, vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Xuất phát từ đặc điểm tình hình và lĩnh vực kinh doanh, chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam gồm:

- Đẩy mạnh đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước hiện đại hóa phương pháp phục vụ, xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong kiện điều mới.

- Mở rộng các mối quan hệ, phát triển thị trường, đảm bảo cân bằng thu chi, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, nâng cao đời sống của người lao động, thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

- Bảo vệ Công ty, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn trong công ty, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế toán Tài chính Phòng Hành chính Phòng Kinh doanh Phòng Kỹ Thuật Điều hành sản xuất Công đoạn Bông chải Công đoạn Ghép thô Công đoạn Sợi con Công đoạn Ống

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ chức năng

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

Mỗi phòng ban là một mắt xích của công ty, không thể tách rời nhau và đặt dưới sự điều hành của Ban giám đốc. Để tăng cường các biện pháp và đảm bảo cho công ty hoạt động đúng luật, kinh doanh có hiệu quả theo cơ chế thị trường, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận được quy định như sau:

- Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất của công ty, giúp việc cho Giám đốc có Phó Giám đốc.

- Phó Giám đốc: Là người giúp việc Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về công việc được giao. Phó Giám đốc là người tổ chức các cuộc họp cùng Giám đốc và các phòng ban đưa ra phương hướng hoạt động của công ty.

- Phòng Hành chính: Tham mưu giúp việc Giám đốc trong công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, công tác đào tạo, công tác bảo vệ, hành chính, quản trị, thực hiện các chính sách liên quan đến nhân sự.

- Phòng Kế toán - Tài chính: Tham mưu, giúp việc Giám đốc Công ty trong công tác tài chính kế toán, thống kê. Thực hiện vai trò kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại Công ty.

- Phòng Kỹ thuật - Điều hành sản xuất: Theo dõi, giám sát mọi vấn đề kỹ thuật và công nghệ liên quan đến việc thực hiện các đơn hàng và theo dõi công làm việc, công nghỉ bù, nghỉ phép, công làm ngoài giờ, công làm đêm của cán bộ công nhân viên ở tất cả các công đoạn sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác kinh doanh, tổ chức quản lý thị trường và hệ thống các phương án tiêu thụ sản phẩm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhịp nhàng và đáp ứng nhu cầu thị trường.

2.1.4. Tình hình sử dụng lao động qua 3 năm (2010 - 2012) của Công ty Cổ phần Sợi Phú NamBảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm (2010 – 2012) Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm (2010 – 2012)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

2011/2010 2012/2011 Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 256 100,00 258 100,00 280 100,00 2 0,78 22 8,53

1. Phân theo tính chất sản xuất

Lao động trực tiếp 236 92,19 240 93,02 255 91,07 4 1,69 15 6,25

Lao động gián tiếp 20 7,81 18 6,98 25 8,93 -2 -10 7 38,89

2. Phân theo trình độ chuyên môn

Đại học 7 2,73 7 2,71 10 3,57 0 0 3 42,86

Cao đẳng, Trung cấp 76 29,69 80 31,01 92 32,86 4 5,26 12 15

Lao động phổ thông 173 67,58 171 66,28 178 63,57 -2 -1,16 7 4,09

3. Phân theo giới tính

Nam 159 62,11 161 62,4 168 60 2 1,26 7 4,35

Nữ 97 37,89 97 37,6 112 40 0 0 15 15,46

Trong hoạt động kinh doanh, vấn đề sử dụng nhân lực có vị trí hết sức quan trọng. Số lượng, chất lượng và việc sử dụng nhân sự là yếu tố cơ bản của kinh doanh, nó đóng vai trò quyết định đến sự thành công của đơn vị. Vì vậy Công ty cần có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có số lượng và chất lượng đảm bảo.

Nhìn vào bảng thống kê tình hình lao động của công ty ta thấy tổng số lao động của công ty tăng lên về trình độ lẫn chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể năm 2011, số lao động của công ty là 258 tăng 2 người (tức tăng 0,78%) so với năm 2010 do trong năm 2011 công ty làm ăn ổn định nên không đầu từ thêm dây chuyền sản xuất dẫn đến không tuyển thêm nhiều lao động, năm 2012 tăng 22 người (tức tăng 8,53%) so với năm 2010 do trong năm 2012 Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất nên tuyển thêm lao động.

- Xét theo tính chất công việc: Lực lượng lao động của công ty chủ yếu là lao động trực tiếp, bởi vì họ là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm nhưng nhìn chung số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp đều tăng. Năm 2011 so với năm 2010 số lao động trực tiếp tăng 4 người (tức tăng 1,69%), lao động gián tiếp giảm 2 người (tức giảm 10%). Năm 2012 so với năm 2011 số lao động trực tiếp tăng 15 người (tức tăng 6,25%) còn lao động gián tiếp tăng lên 7 người (tức tăng 38,89%).

- Xét theo trình độ: Cùng với sự tăng lên về số lượng là sự tăng lên về chất lượng lao động ở mọi trình độ. Phần lớn lao động trong công ty là lao động phổ thông chiếm trên 60% tổng lao động, trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm.

Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chủ yếu làm việc ở bộ phận quản lý hành chính và bộ phận kỷ thuật sản xuất. Số lượng lao động quản lý có xu hướng tăng dần qua các năm do công ty đã quan tâm đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho một số cán bộ chưa qua đào tạo hoặc có trình độ sơ cấp đi học đại học và tuyển mới một số lao động có trình độ đại học để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ lâu dài của Công ty.

Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 số lao động có trình độ Đại học không có sự thay đổi, năm 2012 so với năm 2011 tăng 3 người (tức tăng 42,86%). Bên cạnh đó là sự gia tăng về số lượng những lao động có trình độ khác như trung

cấp, phổ thông. Bởi hiện nay Công ty đang áp dụng hóa đồng bộ phần mềm từ bộ phận quản lý đến bộ phận hành chính nên cũng yêu cầu lao động có trình độ cao có khả năng sử dụng các phần mềm đó.

- Xét theo quan hệ giới tính: tỷ lệ lao động nam tại Công ty đang chiếm tỷ trọng lớn hơn, tuy nhiên điều đó là do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể năm 2010 tỷ lệ nam chiếm 62,11%, năm 2011 chiếm 62,4%, năm 2012 chiếm 60%. Trong đó, lao động nam năm 2011 so với năm 2010 tăng 2 người (tức tăng 40,24%), còn lao động nữ không có sự thay đổi. Năm 2012 so với năm 2011 lao động nam tăng 7 người (tức tăng 4,35%) trong khi đó lao động nữ tăng 15 người (tức tăng 15,46%). Điều này cho thấy lao động nam tham gia nhiều vào quá trình sản xuất.

Như vậy cho thấy, trong năm qua, cả số lượng và chất lượng lao động tại công ty đều tăng. Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác tổ chức nguồn lực nhằm lựa chọn một cơ cấu lao động hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu lao động trong sản xuất và quản lý của trong cơ chế mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, mang lại thu nhập ổn định cho người lao động.

2.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm (2010 - 2012) của Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam ty Cổ phần Sợi Phú Nam

Qua bảng số liệu ta thấy: Tình hình Tài sản (TS) của Công ty tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể năm 2010 tổng TS của Công ty là 123.030.127.982 đồng, đến năm 2011 là 151.741.302.628 đồng tăng 28.711.174.646 đồng (tức tăng 23,3%) so với năm 2010. Cho thấy tình hình tài chính trong nước cũng như trên thế giới trong năm 2011 có bước phát triển kéo theo nhịp độ biến động của thị trường, do đó trong năm 2011 Công ty làm ăn có hiệu quả. Bên cạnh đó, năm 2012 tổng tài sản của Công ty là 138.335.480.429 đồng giảm 13.405.822.199 đồng (tức giảm 8,83%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 tình hình kinh tế trong và ngoài nước bị khủng hoảng. Đồng thời trong đó có sự gia tăng mạnh mẽ của TSNH cũng phù hợp với tình hình sản xuất sản phẩm sợi của Công ty có thời gian dự trữ ngắn, lưu thông nhanh nên cũng làm cho tổng tài sản của Công ty tăng lên một con số đáng kể.

Với khả năng tích luỹ vốn tốt và vận dụng lợi thế hiện có thì Công ty không ngừng phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh (SXKD) và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm có chỗ đứng trên thị trường như hiện nay.

Cũng giống như tổng TS thì tổng nguồn vốn của Công ty cũng tăng giảm không đều. Tuy nhiên khoản mục tạo sự tăng lên đáng kế của nguồn vốn là Vốn CSH, còn NPT của Công ty qua 3 năm biến động không đều.

Xét về khoản mục Vốn CSH: năm 2011 Vốn CSH là 51.632.108.883 đồng tăng 6.800.810.889 đồng (tức tăng 15,2%) so với năm 2010. Đến năm 2012 Vốn CSH của Công ty tăng so với năm 2011 là 2.822.843.367 đồng (tức tăng 5,47%). Như đã nói trong năm 2010 và năm 2011 Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả mang lại một khoản lợi nhuận cho Công ty. Ban lãnh đạo Công ty đã quyết định tăng Nguồn Vốn sản xuất kinh doanh bằng cách tăng tỉ lệ Vốn CSH trong năm 2011 và thanh toán bớt các khoản nợ giảm tỷ lệ NPT trong năm 2012. Nhằm tăng cường sự chủ động về tài chính trong quá trình hoạt động.

Còn khoản mục NPT của Công ty năm 2010 là 78.198.829.988 đồng, đến năm 2011 tăng lên 100.109.193.745 đồng, tăng 21.910.363.170 đồng tương đương với 28% so với năm 2010. Qua năm 2012 NPT đã giảm và tổng các khoản NPT của Công ty tính đến cuối năm 2012 là 83.880.528.170 đồng giảm 16,2% tương đương với 16.228.665.575 đồng. Nguyên nhân là sau khi Công ty đầu tư mở rộng thêm phân xưởng sản xuất và đã hoạt động tốt đem lại một phần lợi nhuận bù đắp các khoản NPT của Công ty từ đó phần nào thanh toán các khoản nợ củ nên giảm mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2: Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2010-2012)

` Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So sánh

2011/2010 2012/2011

+/- % +/- %

I. Tổng Tài sản 123.030.127.982 151.741.302.628 138.335.480.429 28.711.174.646 23,3 -13.405.822.199 -8,83

A. Tài sản ngắn hạn 44.424.421.907 49.040.917.396 60.455.437.065 4.616.495.489 10,4 11.414.519.669 23,28

1. Tiền và khoản tương đương tiền 13.720.451.183 14.727.624.726 26.769.202.789 1.007.173.543 7,34 12.041.578.063 81,8 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 14.783.044.614 9.039.784.644 14.963.603.210 -5.743.259.970 -39 5.923.818.566 65,5 3. Hàng tồn kho 15.515.727.997 25.048.202.212 18.349.508.887 9.532.474.215 61,4 -6.698.693.325 -27 4. Tài sản ngắn hạn khác 405.198.113 225.305.814 373.122.179 -179.892.299 -44 147.816.365 65,6

Một phần của tài liệu Kế toán toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế (Trang 48)