Các biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep (Trang 72 - 76)

1. Bầm ơi 2 Cái Bống

3.4.2.Các biện pháp tu từ

Không chỉ tìm hiểu các từ ngữ và hình ảnh đặc sắc, ta còn bắt gặp trong những bài thơ lục bát các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, đảo ngữ...

Nổi bật trong các bài thơ lục bát chơng trình mới là nghệ thuật so sánh, hầu nh bài nào cũng có sự so sánh. So sánh để làm nổi bật các hình ảnh muốn nói tới:

“Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.”

(Mẹ Trần Quốc Minh)

Tác giả so sánh sự kiên nhẫn, chịu đựng của mẹ với những vì sao. Những vì sao thức là do quy luật, không ai tác động thì chúng vẫn toả ánh sáng lung linh. Còn mẹ, vì tình thơng yêu con, mẹ sẵn sàng thức suốt đêm để quạt cho con có giấc ngủ ngon. Đây không phải là quy luật mà chính là đức hy sinh của những bà mẹ Việt Nam.

“Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.”

(Cháu nhớ Bác Hồ Thanh Hải)

Đôi mắt Bác đợc so sánh với những vì sao, thông qua sự so sánh ấy tác giả cho ngời đọc thấy hình ảnh Bác Hồ thân yêu của ngời Việt Nam qua cách

nhìn của em nhỏ. Đôi mắt sáng ấy có thể nhìn đến tận cuối trời, theo sát những bớc đi của cuộc kháng chiến, theo từng nhịp sống của mọi ngời dân.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã khéo nhân hoá hình ảnh dòng sông nh con ngời biết thay đổi màu áo:

“Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thiết tha.”

(Dòng sông mặc áo Nguyễn Trọng Tạo)– Dòng sông là một sự vật vô tri, vô giác, vậy mà qua cái nhìn của nhà thơ nó đã đẹp lên rất nhiều. Ngắm cảnh dòng sông qua các thời điểm, tác giả tởng nh đó là một cô gái liên tục thay đổi màu áo để cho mình đợc đẹp hơn. Từ

mặc

“ ” đã khiến cho cả dòng sông không còn vô tri vô giác nữa mà đã trở nên sống động, có hồn.

Thơ biểu hiện nội dung thông qua ngôn từ, nhng thơ không dùng nhiều chữ nh văn xuôi để diễn đạt nên cần có biện pháp khác để truyền tải hết nội dung của bài. Nghệ thuật ẩn dụ là một biện pháp hữu hiệu giúp các bài thơ lục bát diễn đạt hết ý của nhà thơ:

“ở đâu tre cũng xanh tơi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu? Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hoá nhiều. ...”

(Tre Việt Nam Nguyễn Duy)– Xuyên suốt cả bài thơ là những hình ảnh ẩn dụ, tính chất và hoạt động của tre tợng trng cho đức tính tốt đẹp của con ngời Việt Nam. Tre chắt dồn từng ít màu mỡ cũng nh con ngời cần cù, chịu khó. Tre mọc thành hàng thành luỹ, bao bọc lấy nhau hay chính là sự thể hiện tinh thần đoàn kết của ngời. Nòi tre cha lên đã thẳng tợng trng cho bản chất chính trực, luôn ngay thẳng, không bao giờ luồn cúi trớc quân thù. Mặc dù không có câu thơ nào nói về con ngời nhng

qua các hình ảnh ẩn dụ ngời đọc vẫn thấy hiện rõ hình mẫu con ngời với sự hội tụ của những đức tính tốt đẹp nhất.

Hay nh trong bài thơ Cây dừa, không có từ ngữ nào nói cụ thể về con ng- ời nhng ngời đọc vẫn hình dung ra dáng vẻ, hoạt động và tính cách của con ngời qua những từ ngữ miêu tả cây dừa:

“Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh nh là đứng chơi.”

(Cây dừa Trần Đăng Khoa)– Dừa thì làm sao biết “đứng canh trời đất”, nhng tác giả lại chọn hình ảnh cây dừa đứng canh trời đất để nói tới dáng vẻ của ngời lính. Biện pháp ẩn dụ không những giúp nhà thơ không phải nói nhiều mà ngời đọc vẫn hiểu đợc hết ý. Phải chăng, cây dừa miền Nam đã chịu nhiều cuộc càn quét của địch nhng vẫn hiên ngang đứng giữa trời đất? Chính sự sống bền bỉ ấy khiến nhà thơ nhìn dừa mà nghĩ ngay đến những ngời lính đang ngày đêm canh giữ đất trời Việt Nam.

Cách sử dụng các câu hỏi tu từ cũng mang lại hiệu quả trong việc diễn đạt của thơ lục bát.

“Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xa... đã có bờ tre xanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi?

ở đâu tre cũng xanh tơi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?”

Những câu hỏi trên hỏi mà không dùng để hỏi, thực chất là để khẳng định sức sống bất diệt của cây tre. Nhờ những câu hỏi tu từ ấy mà bài thơ gợi đ- ợc cảm xúc, tạo tình cảm trong lòng ngời đọc.

Hay nh ở bài Tiếng ru, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng câu hỏi mà không cần có sự trả lời để diễn tả sự cần thiết phải có tình yêu thơng con ngời, anh em, bạn bè, đồng chí:

“Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu? Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nớc còn?”

(Tiếng ru Tố Hữu)

Lối viết sử dụng đảo ngữ cũng đợc các nhà thơ lựa chọn nhiều trong thơ lục bát. Cách viết đảo trật tự từ này có tác dụng nhấn mạnh vào nội dung ý nghĩa, cảm xúc của câu thơ:

“Lặng thầm thay những con đờng ong bay.”

(Hành trình của bầy ong Nguyễn Đức Mậu)

Bằng cách đảo trật tự từ nh vậy sẽ nhấn mạnh đợc sự thầm lặng trong công việc của bầy ong. Chúng không cần đợc ai khen, cứ lặng lẽ cần mẫn với việc làm mật. Đó là công việc suốt đời của những con ong chăm chỉ.

“Vàng cơn nắng, trắng cơn ma.”

(Truyện cổ nớc mình Lâm Thị Mĩ Dạ)

Nhà thơ đã nhấn mạnh điểm nổi bật của màu sắc, cảm xúc cho bài thơ. Vì thế mà bài thơ trở nên hay hơn, ấn tợng hơn.

Hay nh đảo các định ngữ “hồng hào , bạc phơ” “ ” lên trớc danh từ trung tâm giúp nhấn mạnh vẻ đẹp hình thể Bác Hồ:

“Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu.”

(Cháu nhớ Bác Hồ Thanh Hải)

Các tác giả không chỉ sử dụng điệp từ mà còn dùng rất nhiều điệp ngữ nhằm nhấn mạnh ý thơ:

Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hoá nhiều.”

(Tre Việt Nam Nguyễn Duy)– Điệp ngữ này giúp tác giả nhấn mạnh đức khiêm nhờng, sự khiêm tốn của cây tre trong đời sống của nó. Khó khăn lắm tre mới trụ vững trên mảnh đất nghèo, vậy mà trong mọi bão táp tre vẫn lặng lẽ chuyên cần chắt chiu cho cuộc sống.

Phơng thức đối rất hay gặp trong thơ lục bát, và những bài thơ lục bát có trong chơng trình Tiểu học cũng không bỏ qua phơng thức này:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Cha bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mời năm Cha bằng khó nhọc đời bầm sáu mơi.”

(Bầm ơi Tố Hữu)

Tác giả so sánh đối lập giữa một bên là ngời con chiến đấu với một bên là ngời mẹ ở quê hơng. Sự so sánh không cân bằng ấy cùng với việc sử dụng hình ảnh đối lập giúp cho việc thể hiện đầy đủ và chính xác nội dung của đoạn thơ này. Đó là con chiến đấu dù gian khổ đến mấy cũng không bằng nỗi khó nhọc, lòng thơng nhớ con đau đáu của mẹ.

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep (Trang 72 - 76)