Giá trị nội dung t tởng 1 Giống nhau

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep (Trang 65 - 67)

1. Bầm ơi 2 Cái Bống

3.3.4. Giá trị nội dung t tởng 1 Giống nhau

3.3.4.1. Giống nhau

Các bài thơ lục bát đợc sử dụng trong 2 bộ sách Tiếng Việt mới và cũ đều mang nội dung t tởng chủ đạo là cảm hứng ca ngợi. Xuyên suốt toàn bộ chơng trình là sự ngợi ca tình yêu thiên nhiên, quê hơng, đất nớc; tình yêu cuộc sống, yêu con ngời, yêu lao động; tình cảm gia đình; những bài học quý. Có nhiều bài ở chơng trình mới và cũ giống nhau: Hành trình của bầy ong, Ca dao về lao

động sản xuất, Tre Việt Nam, Tiếng ru, Cảnh đẹp non sông, Nhớ Việt Bắc, Mẹ, Cây dừa, Cái Bống.

- Tình yêu thiên nhiên, quê hơng, đất nớc: Những bài thơ lục bát đều tập trung ca ngợi cảnh đẹp của non sông, đất nớc, đồng thời ca ngợi truyền thống hào hùng của dân tộc, ẩn hiện trong đó là hình bóng của con ngời Việt Nam.

Ví dụ:

+ Chơng trình cũ có bài: Sa Pa, Thăm trại Ba Vì, Tiếng hát ngời

làm gạch, Đẹp thay non nớc Nha Trang...

+ Chơng trình mới có bài: Tre Việt Nam, Cây dừa, Cảnh đẹp non

sông, Dòng sông mặc áo, Nhớ Việt Bắc.

- Tình yêu cuộc sống, yêu con ngời, yêu lao động: Các bài thơ lục bát cũng tập trung ca ngợi con ngời Việt Nam với những đức tính quý báu của ngời lao động, đồng thời cũng nói về niềm hăng say trong lao động và đa ra bài học quý báu cùng lời khuyên biết quý trọng lao động và thành quả lao động.

Ví dụ:

+ Chơng trình cũ có bài: Chăm việc cấy cày, Chị công nhân chăn

bò, Nghệ nhân Bát Tràng, Tiếng hát mùa gặt...

+ Chơng trình mới có bài: Ca dao về lao động sản xuất, Truyện

cổ nớc mình, Tiếng ru, Không đề, Cháu nhớ Bác Hồ...

- Tình cảm gia đình: Những bài thơ nói về sự gần gũi, yêu thơng giữa mẹ và con.

Ví dụ:

+ Chơng trình cũ có bài: Tình cảm gia đình, Mẹ...

+ Chơng trình mới có bài: Mẹ, Mẹ ốm, Cái Bống, Bầm ơi.

- Những bài học quý: Thơ lục bát cả ở 2 bộ sách đều đa ra những bài học quý về chăm chỉ trong lao động, khuyên nhủ con ngời học tập đức tính tốt, cảnh giác với cái xấu...

Ví dụ:

+ Chơng trình cũ có bài: Con Cáo và tổ Ong, Chế giễu ngời lời,

Đi cấy, Ngời trong một nớc...

+ Chơng trình mới có bài: Gà Trống và Cáo, Hành trình của bầy

ong, Ca dao về lao động sản xuất, Không đề...

Nh vậy, nhìn chung các bài thơ lục bát ở chơng trình mới và cũ có sự thống nhất về nội dung t tởng. Đó là cảm hứng ca ngợi và đều mang nội dung giáo dục. Từ đó, hớng tới sự phát triển nhân cách cho học sinh một cách hệ thống, toàn diện trên quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.

3.3.4.2. Khác nhau

Do số lợng thơ và thơ lục bát bị giảm đi nhiều nên nội dung của các bài thơ lục bát cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt ấy không lớn lắm:

- Điều dễ nhận thấy nhất là trong sách mới không có bài thơ lục bát nào mang tính giáo dục tình yêu trờng lớp, thầy cô, tình cảm bạn bè. Trong khi đó, ở sách cũ, có bài mang nội dung này nh: Đồ dùng học sinh. Tuy nhiên, không có bài thơ lục bát nào đề cập tới nội dung này nhng có rất nhiều bài thơ thuộc thể loại khác đã bổ sung chỗ trống: Đi học (thể thơ 5 chữ), Cái trống trờng em (thể thơ 4 chữ), Gọi bạn (thể thơ 5 chữ), Cô giáo lớp em (thể thơ 5 chữ)...

- Tình yêu thiên nhiên, quê hơng, đất nớc:

+ Trong sách cũ nói về ngời và cảnh rõ ràng hơn, con ngời hiện rõ trong cảnh, nh bài thơ: Bài ca Côn Sơn. Bài thơ này không những miêu tả cảnh đẹp của Côn Sơn mà song song với việc tả ấy còn nói về tình cảm của nhà thơ Nguyễn Trãi. Học sinh có thể phát hiện ra ngay điều đó khi đọc từng câu thơ mà cha cần đến hớng dẫn của giáo viên khi phân tích bài.

+ Sách mới chỉ nói về ngời một cách ẩn dụ thông qua việc miêu tả cảnh, nh bài: Tre Việt Nam. Thông qua hình ảnh cây tre, tác giả muốn nói tới con ng- ời Việt Nam với những đức tính tốt đẹp. Nhng để hiểu đợc điều ấy, học sinh phải tìm hiểu bài và có sự gợi ý của giáo viên.

- Tình yêu lao động:

+ Thơ lục bát trong sách cũ có đề cập tới lao động thuần tuý và lao động tài hoa. Những lao động cần đến sự tài hoa nh: Nghệ nhân Bát Tràng. Những ngời nghệ nhân này phải có sự sáng tạo trong công việc mới tạo nên đợc sản phẩm khác nhau.

+ Trong khi đó ở sách mới, thơ lục bát chỉ đề cập tới lao động thuần tuý là lấy công sức để làm việc, ít đòi hỏi về nghệ thuật nh: Ca dao về lao động sản

xuất, Hành trình của bầy ong.

Theo chơng trình cũ, các em đợc học nhiều tác phẩm trong phân môn Tập đọc hơn và số lợng các bài thơ lục bát cũng nhiều hơn. Vì vậy, việc tìm hiểu các bài thơ này chỉ dừng lại ở nội dung chính của bài mà ít có sự liên hệ thêm. Có nhiều bài thơ không yêu cầu học thuộc lòng: Cây vú sữa trong vờn

Bác; có bài chỉ yêu cầu học thuộc lòng 14 dòng đầu hoặc 14 dòng cuối: Truyện cổ nớc mình. ở chơng trình mới, hầu hết các bài thơ lục bát đều đợc tìm hiểu và có sự liên hệ thêm, có yêu cầu học thuộc lòng cả bài thơ. Do đó, học sinh sẽ thuộc và nhớ bài lâu hơn.

Nh vậy, thơ lục bát trong sách cũ đề cập đợc tới nhiều khía cạnh hơn ở sách mới. Song, không vì thế mà chơng trình mới không đề cập một cách đầy đủ. Nh đã nói ở trên, do số lợng thơ lục bát trong sách cũ nhiều nên có nhiều nội dung đợc biểu hiện trong đó. Còn thơ lục bát trong sách mới chỉ có 17 bài nên không thể truyền tải hết mọi ngách nhỏ của từng nội dung. Nhng bù lại, các thể thơ khác đã bù lấp chỗ trống ấy. Vì thơ ở chơng trình mới có sự phân phối t- ơng đối đều về thể loại.

Một phần của tài liệu khoa luan tot nghiep (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w