1. Điều chế clo trong phòng thí nghiệm: a)Nguyên liệu: là MnO2 (hoặc KMnO4), dung dịch HCl đặc. b) Điều chế: MnO2(r) + 4HCl dd(đ) →to MnCl2(dd) + 2H2O(l) + Cl2(k) 2KMnO4(r) + 16HCl(đ) →to 2KCl(dd)+2MnCl2(dd)+5Cl2(k)+8H2O(l)
c) Thu khí: bằng cách đẩy không khí (ngửa bình).
2. Điều chế clo trong công nghiệp: Phương pháp: điện phân dung dịch NaCl bão hòa bằng bình điện phân có màng ngăn xốp.
2NaCl(dd bão hòa) + 2H2O(l)−đpddcmn→ 2NaOH(dd) + H2(k) + Cl2(k)
3) Tổng kết :
− Tổng kết kiến thức toàn bài.
− Nêu phương pháp điều chế clo trong PTN và sản xuất clo trong CN ?
− Yêu cầu học sinh làm bài 7, 8.
4) Củng cố : hướng dẫn học sinh làm bài tập 7 – 11 trang 81 sách giáo khoa .
Bài 10. PTHH: 2NaOH + Cl2→ NaCl + NaClO + H2O ; nCl2 = 1,12 / 22,4 = 0,05 (mol). Vdd NaOH = 0,1 / 1 = 1 (M) ; nNaCl = nNaClO => CM NaCl = CM NaClO = 0,05 / 1 = 0,05 (mol). Bài 11. PTHH : 2M + 3Cl2 → 2MCl3 . Gọi X là khối lượng mol của M. Theo PTPƯ : 2X (g) --- > 2(X + 35,5 . 3) g
Theo đề bài: 10,8 (g) --- > 53,4 (g)
2X = 2(X + 35,5 . 3). 10,8 / 53,4 => X = 27 là nhôm.
V) Dặn dò:
− Phân nhóm hoàn thành phần Kiến thức cần nhớ: mục I.1.2.
− Ôn tập theo nội dung tài liệu hướng dẩn (phần lý thuyết và bài tập).
− Các nhóm làm bài tập phần ôn tập cuối học kì 1.
Duyệt của tổ trưởng:
Bài 27 Cacbon
Kiến thức cũ liên quan bài học Kiến thức mới cần hình thành
− Tính chất hoá học của cacbon. − Các dạng thù hình của C, ứng dụng C
− Tính hấp phụ của C.
I) Mục tiêu:
1) Kiến thức :
− Học sinh biết được khái niệm về sự thù hình, các dạng thù hình của C.
− Hiểu được các tính chất hóa học của C và những ứng dụng của C.
2) Kỹ năng : rèn kỹ năng:
− Quan sát , rút ra kết luận về tính chất của C;
− Viết PTPƯ trong tính chất hóa học của C.