Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Vietinbank Thăng Long

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thăng long (Trang 99 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Vietinbank Thăng Long

a. Hoạt động kinh doanh chung

1. Tăng cường đẩy mạnh huy động tất cả các nguồn vốn, đặc biệt chú trọng huy động nguồn vốn cố định và nguồn vốn giá rẻ từ dân cư và tổ chức, phấn đấu nguồn vốn đến 31/12/2015 đạt 2.600 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng tăng cường nguồn vốn dài hạn và ổn định. Thường xuyên bám sát chỉ đạo, định hướng của Trụ sở chính, nắm rõ tình hình diễn biến thị trường để chủ động triển khai các sản phẩm huy động vốn có hiệu quả.

2. Triển khai và hoàn thiện công tác chuyển đổi mô hình cấp tín dụng mới. Tập trung tăng trưởng quy mô đi kèm với chất lượng và hiệu quả tín dụng, phấn đấu đến 31/12/2015 dư nợ đạt 2.200 tỷ đồng.

3. Kiểm tra 100% các món vay, kiểm tra thường xuyên an toàn vốn, hạn chế và ngăn chặn tối đa nợ quá hạn mới phát sinh. Đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn của ngân hàng cũng như của khách hàng.

4. Thực hiện tiếp cận khách hàng, tăng cường mở rộng bán chéo các sản phẩm dịch vụ của Vietinbank. Thu dịch vụ đạt 12.500 triệu đồng.

5. Lợi nhuận đạt 97.553 triệu đồng. Trong đó:

- Lợi nhuận từ hoàn nhập DPRR cụ thể: 2.434 triệu đồng - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: 95.199 triệu đồng.

b. Hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro

Một là, trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường hoạt động ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, mức độ cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn, rủi ro nhiều hơn. Vì vậy,

Chi nhánh cần xác định hoạt động quản lý rủi ro, nhất là quản lý rủi ro tín dụng trong kinh doanh là trọng tâm của mọi hoạt động quản lý và điều hành kinh doanh.

Hai là, mọi quyết định trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là quyết định về cấp tín dụng của Chi nhánh phải triệt để tuân thủ nguyên tắc phải đánh giá được rủi ro và phải xác định rõ quan hệ rủi ro - lợi ích, bảo đảm tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở hạn mức rủi ro đã được phê duyệt.

Ba là, giám sát, quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh phải tiến hành theo nguyên tắc quản lý giám sát độc lập với hoạt động tác nghiệp của các phòng tín dụng khách hàng, nơi kinh doanh tạo ra rủi ro.

Bốn là, hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành tại Chi nhánh với sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho mỗi cấp, mỗi bộ phận từ Chi nhánh cho tới các phòng giao dịch sao cho rõ ràng, cụ thể; đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, vừa phát huy được thế mạnh của các phòng giao dịch, vừa tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo.

Năm là, nghiên cứu và áp dụng những nguyên tắc quản lý rủi ro của Ủy ban BASEL và những thông lệ quốc tế tốt nhất, đặt ra bước đi nhanh và phù hợp với điều kiện hoạt động quản lý rủi ro của Chi nhánh.

Sáu là, áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro hướng theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng mô hình dự đoán rủi ro phù hợp, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác nguyên nhân.

Bảy là, thiết lập hệ thống thông tin khách hàng, thực hiện phân tích, đánh giá tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng thường xuyên và định kỳ; thực hiện phân loại các khoản vay và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thăng long (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)