Chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thăng long (Trang 55)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng

Đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng là rất quan trọng. Việc so sánh sự thay đổi các chỉ tiêu này cho ta thấy hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, chúng ta cần đánh giá kết quả này thông qua hiệu quả sử dụng bộ máy cán bộ quản lý rủi ro tín dụng và cán bộ quản trị tín dụng, hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng…

Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng bao gồm:

a. Tổng dư nợ

Tổng dư nợ = nợ ngắn hạn + nợ trung hạn + nợ dài hạn+ nợ khác

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn). Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.

b. Các nhóm nợ

Để đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

* Nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi

đã đến hạn thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn được phân loại theo các tiêu thức sau:

+ Theo khả năng thu hồi: - Thu được cả gốc và lãi - Thu được một phần - Không thu hồi được

Đó là doanh nghiệp thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu ý thức trong vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ ngân hàng mặc dù khả năng tài chính của doanh nghiệp có.

+ Theo nguyên nhân phát sinh:

- Lỗi ở người đi vay, đó là: người đi vay gặp phải những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình như: thiên tai, hoả hoạn, do sự biến động của giá …do vậy việc sử dụng vốn không hiệu quả.

- Lỗi ở người cho vay, đó là: về phía ngân hàng khi quyết định cho vay thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn.

+ Theo thời gian quá hạn: Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ; trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý Quyết định số 18/2007 QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493, nợ quá hạn được phân như sau:

Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán;

Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ có cơ cấu lại thời hạn trả;

Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày;

Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày;

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

* Nợ xấu:

- Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn ở cấp độ nghiêm trọng hơn. Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó cần phải được theo dõi thật chặt chẽ.

- Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu theo định nghĩa của Việt Nam cũng được xác định dựa theo hai yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng nợ đáng lo ngại.

c. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hay toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn (%)=

Nợ quá hạn

x 100 Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ phần trăm trong tổng dư nợ chưa thanh toán bị quá hạn. Nói cách khác, đối với một đồng vốn ngân hàng cho vay ra thì khả năng rủi ro là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao, rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chưa tốt.

d. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

Tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ hy vọng thu lại tiền của ngân hàng rất mong manh, cần có biện pháp giải quyết kịp thời.

Tỷ lệ nợ xấu được tính theo công thức sau: Tỷ lệ nợ xấu (%) =

Số dư nợ xấu phát sinh

x 100 Tổng dư nợ cho vay

e. Tỷ lệ trích lập dự phòng Tỷ lệ trích lập dự phòng (%) = Số tiền trích dự phòng rủi ro x 100 Dư nợ phải trích

Chỉ tiêu này cũng đo lường mức rủi ro trong công tác tín dụng và là sự gia tăng về chi phí tài chính của ngân hàng khi phải trích dự phòng rủi ro.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI -

CHI NHÁNH THĂNG LONG 3.1. Tổng quan về Vietinbank Thăng Long

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Vietinbank Thăng Long được thành lập vào ngày 09/6/2006 theo Quyết định số 149/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam.

Hiện nay, tổng số cán bộ, nhân viên là 72 người, tương ứng là các khối: Kinh doanh, tác nghiệp, hỗ trợ và quản lý rủi ro cùng các phòng nghiệp vụ, bao gồm: Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Kế toán giao dịch, Phòng Tổng hợp, Phòng Tiền tệ kho quỹ, Phòng Tổ chức hành chính và 03 phòng giao dịch.

3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh

Huy động vốn của các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, dưới mọi hình thức, tiếp nhận nguồn vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vay vốn của NHTM và các tổ chức tín dụng khác.

- Cho vay các tổ chức và cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHTM.

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ dưới các hình thức cung ứng các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHTM cho phép, dịch vụ thu hộ, chi hộ, dịch vụ ngân quỹ.

- Thực hiện các hoạt động kinh doanh như góp vốn, mua cổ phần, liên doanh theo quy định của pháp luật, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối và vàng.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quả ủa Vietinbank Thăng Long

3.1.3 ổ chứ

Ban giám đốc (5 người: gồm Giám đốc và 04 Phó giám đốc): được sự ủy quyền trực tiếp từ Chủ tịch HĐQT, thực hiện các nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn

đã được quy định cụ thể trong văn bản ủy quyền và các quy định, văn bản hướng dẫn cụ thể của NHTMCP Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ.

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: đảm nhận những vai trò, chức năng nhất định, tuân thủ theo sự phân công, phân nhiệm của cấp trên.

3.1.3.2

Vietinbank Thăng Long là

, 52 . 3.1.4. 9, , Quận Nam Từ Liêm, t ; 03 là . , , , . 3.1.5. Các sản phẩm và dịch vụ tín dụng cung cấp chính

3.1.5.1. Sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình

- Cho vay mua xe ô tô. - Cho vay mua bất động sản. - Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà.

- Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh. - Cho vay mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng. - Cho vay trung hạn bổ sung vốn sản xuất kinh doanh. - Cho vay tiêu dùng.

- Cho vay du học.

- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi. - Cho vay mua xe gắn máy trả góp.

3.1.5.2. Sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp

- Cho vay bổ sung vốn lưu động.

- Tài trợ nhập khẩu hàng hoá, nguyên vật liệu. - Tài trợ sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. - Cho vay đầu tư tài sản cố định.

- Gói sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô. - Cho vay đầu tư xe ô tô đối với các doanh nghiệp vận tải.

3.1.6 ạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank Thăng Long

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Nó cũng như những doanh nghiệp sản xuất khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng phải quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, giảm thiểu các chi phí, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm trang thiết bị, công tác phí… đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Giai đoạn 2011 - 2013, toàn hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, bám sát các chủ trương, chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, hỗ trợ tối đa nền kinh tế, phát triển kinh doanh ổn định, đạt các mục tiêu kế hoạch, tổng nguồn vốn và tổng tài sản vẫn tiếp tục tăng, thu nhập của người lao động được đảm bảo. Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, Vietinbank Thăng Long đã chủ động, có những quyết sách kịp thời, nhạy bén trong chỉ đạo điều hành vận dụng linh hoạt các cơ chế: Lãi suất, thị trường... đã tranh thủ được sự giúp đỡ của cấp trên, sự ủng hộ, phối kết hợp nhịp nhàng của các ngành chức năng, sự ủng hộ của các cấp uỷ chính quyền địa phương và sự đoàn kết, quyết tâm của toàn thể cán bộ trong Chi nhánh nên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cụ thể trong thời gian qua, Vietinbank Thăng Long đã đạt được những kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh của Vietinbank Thăng Long Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 ± % ± % I Tổng thu 341.141 530.466 399.088 189.325 55,50% -131.378 -24,77%

1 Thu lãi tiền gửi 0 0 0 0 0,00% 0 0,00%

2 Thu lãi cho vay và đầu tư 181.026 238.403 208.516 57.377 31,70% -29.887 -12,54% 3 Thu lãi điều vốn nội bộ 140.497 244.178 166.387 103.681 73,80% -77.791 -31,86% 4 Thu phí dịch vụ 9.214 6.692 7.841 -2.522 -27,37% 1.149 17,17% 5 Thu nợ đã xử lý rủi ro (Thu hoàn nhập dự phòng RRTD) 1.035 780 3.588 -255 -24,64% 2.808 360,00% 6 Thu điều tiết và thu khác 9.369 40.413 12.756 31.044 331,35% -27.657 -68,44%

II Tổng chi 308.345 474.127 337.589 165.782 53,77% -136.538 -28,80%

1 Chi trả tiền lãi gửi, GTCG 63.347 143.502 105.384 80.155 126,53% -38.118 -26,56% 2 Chi trả tiền lãi vay, thuê TC 39.524 58.657 13.474 19.133 48,41% -45.183 -77,03% 3 Chi lãi điều vốn nội bộ 162.078 204.555 178.714 42.477 26,21% -25.841 -12,63%

4 Chi hoạt động dịch vụ 0 633 702 633 0,00% 69 10,90%

5 Chi KD ngoại hối 12 1 173 -11 -93,14% 172 20920,66%

6 Chi nộp thuế 1.742 1.850 1.775 108 6,20% -75 -4,05%

7 Chi hoạt động KD khác 644 861 644 0,00% 217 33,70%

8 Chi cho nhân viên 15.280 19.298 15.767 4.018 26,30% -3.531 -18,30% 9 Chi cho hoạt động quản lý. 6.067 10.538 7.850 4.471 73,69% -2.688 -25,51% 10 Chi về tài sản 3.504 7.224 5.594 3.720 106,16% -1.630 -22,56% 11 Trích dự phòng RRTD 4.307 7.043 5.025 2.736 63,52% -2.018 -28,65% 12 Chi khác 1.097 20.182 2.270 19.085 1739,74% -17.912 -88,75%

III Kết quả tài chính 32.796 56.339 61.499 23.543 71,79% 5.160 9,16%

1 Chênh lệch thu chi sau trích DPRR 32.796 56.339 61.499 23.543 71,79% 5.160 9,16% 2 Lợi nhuận sau thuế 24.597 42.254 46.124 17.657 71,79% 3.870 9,16%

3 ROA 1,4% 2,3% 2,1% 0.9 63,03% 0.2 -8,16%

Tổng tài sản 1.743.264 1.836.930 2.183.238 93.666 5,37% 346.308 18,85%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank Thăng Long)

Nhờ có những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận ngân hàng ngày càng tăng. Với đồng vốn bỏ ra ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực để thu hồi, việc thu lãi được triển khai đến từng địa bàn dân cư đã mang lại nhiều thuận lợi cho khách hàng. Vietinbank Thăng Long đã đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản và nguồn vốn, số nợ quá hạn được xử lý và đôn đốc thu nợ kịp thời, khối lượng tín dụng ngày càng tăng, chất lượng đảm bảo, kinh doanh có lãi, đảm bảo đủ quỹ thu nhập để chi lương cho cán bộ nhân viên theo chế độ của ngành.

Tuy nhiên, năm 2012 - 2013 là một năm kinh tế gặp nhiều khó khăn đối với các tổ chức kinh tế nói chung và đối với các Ngân hàng nói riêng. Vietinbank Thăng Long cũng không phải ngoại lệ, nên kết quả kinh doanh chưa đạt kế hoạch tài chính được giao. Ngân hàng đã cố gắng hết sức để khôi phục lại hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo tốt hơn cho đời sống của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng.

Ngoài phần thu lớn là thu lãi cho vay, ngân hàng còn làm tốt các dịch vụ thanh toán để tăng nguồn thu từ dịch vụ. Cùng với sự tăng thu, ngân hàng còn tích cực khai thác các nguồn vốn rẻ để hạ lãi suất đầu vào.

Những kết quả đạt được nêu trên không những đã góp phần giúp Chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh các năm theo định hướng của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHTMCP Công thương Việt Nam mà còn đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu cần thiết, hợp lý của khách hàng. Để đạt được những thành tích đó, tập thể cán bộ, nhân viên toàn Chi nhánh đã luôn đồng tâm đoàn kết, nhất trí cùng nhau phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.2. Thực trạng hoạt độThăng Long Thăng Long

Để đảm bảo hoạt động tín dụng của Vietinbank Thăng Long phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như hướng theo thông lệ quốc tế, Vietinbank Thăng Long đã xây dựng và ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng với những nội dung cơ bản sau đây:

+ Đa dạng hóa danh mục đầu tư:

Vietinbank Thăng Long thực hiện chính sách “đa dạng hóa danh mục đầu tư” trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn, thu lợi nhuận tối đa, góp phần phát triển kinh tế- xã hội theo đúng chính sách, mục tiêu chung của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Hoạt động đầu tư tín dụng của Vietinbank Thăng Long thực hiện theo các loại hình sau:

- Vietinbank Thăng Long thực hiện nghiệp vụ cho vay (đầu tư tín dụng) là giải pháp kinh doanh chủ yếu nhất. Để đảm bảo an toàn hoạt động, đảm bảo khả năng thanh khoản theo luật pháp và trong mối quan hệ với khách hàng gửi tiền, các chỉ số hoạt động tín dụng sau đây phải được duy trì bắt buộc trong toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thăng long (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)