5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Kết quả đạt được
Nhìn chung công tác quản trị RRTD của chi nhánh đã có những thay đổi rõ rệt: - Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng như các cán bộ trực tiếp làm công tác cho vay khách hàng đã đánh giá được tầm quan trọng của quản trị RRTD và tích cực thực hiện các biện pháp nâng cao phòng ngừa và phát hiện RRTD.
- Ý thức, tác phong trong quan hệ giao dịch với khách hàng không ngừng được đổi mới. Đặc biệt, là những rủi ro đạo đức. Các hành vi: cố ý làm trái, thông đồng với khách hàng để rút tiền ngân hàng, vay ké, làm giả hồ sơ, thẩm định mang tính hình thức,… trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh hầu như không có.
- Đã xây dựng được quy trình nghiệp vụ cho vay, trong đó có khâu thẩm định cho vay cơ bản hợp lý và tương đối chặt chẽ, nên đã hạn chế được các “kẽ hở” dẫn đến RRTD.
- Các biện pháp dự phòng để xử lý nợ xấu được tăng cường: gồm trích lập đầy đủ quỹ dự phòng rủi ro, tăng tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm… Do đó, số trích lập quỹ dự phòng rủi ro ngày càng phản ánh chính xác chất lượng nợ tại chi nhánh.
- Đã có được các bộ phận sau: quản lý khách hàng, quản lý rủi ro và quản trị tín dụng nhằm rút ngắn thời gian thẩm định tín dụng cũng như gắn quản lý rủi ro đến từng bộ phận, cá nhân liên quan.
- Chất lượng CBTD được Ban lãnh đạo Ngân hàng quan tâm. Đội ngũ nhân viên mới tốt nghiệp Đại học được đào tạo bài bản về chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng được ưu tiên khi tuyển dụng vào làm việc tại Chi nhánh, đồng thời có những buổi đào tạo chung cho cán bộ tín dụng nhằm cung cấp các kiến thức và thông tin mới về quản lý rủi ro và quản trị tín dụng, tập huấn về phương pháp thẩm định và quản lý nợ vay mới.
- Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 của chi nhánh là 0,4% thấp hơn so với mức trung bình của hệ thống.