0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Khai báo vàn ộp tờ khai hải quan.

Một phần của tài liệu GIAO DỊCH MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (Trang 147 -152 )

- Quy định số lượng cụ thể.

a. Khai báo vàn ộp tờ khai hải quan.

Theo Luật sửa đổi một số điều của Luật Hải quan đã được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2006; Nghị định số 154/2006/ NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan ; Thông tư số 112/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, trong đó quy định khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải:

- Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan.

147

- Việc khai hải quan được thực hiện theo mẫu tờ khai hải quan do Bộ Tài chính quy định.

- Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hóa, đơn vị tính,số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.

- Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan Hải quan hồ sơ hải quan. Bộ hồ sơ hải quan gồm các chứng từ sau: + Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu : 2 bản chính;

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 1 bản sao;

+ Vận tải đơn: 1 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn có ghi chữ COPY.

Tuỳ trường hợp cụ thể, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm các chứng từ sau: + Bảng kê chi tiết hàng hóa đối với hàng có nhiều chủng loại hoặc hàng đóng gói

không đồng nhất : 1 bản chính và 1 bản sao;

+ Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc Giấy thông báo miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra Nhà nước về chất lượng; 1 bản chính;

+ Chứng thư giám định trường hợp hàng hóa được giải phóng hàng trên cơ sở kết quả giám định: 1 bản chính;

+ Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu trường hợp hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai trị giá hàng hóa: 1 bản chính;

+ Giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản ( là bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu).

+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trường hợp chủ hàng có yêu cầu được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: 1 bản gốc và 1 bản sao;

148

b. Đưa hàng đến địa điểm quy định để kiểm tra.

Theo quy trình thủ tục hải quan của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của chủ hàng nhập khẩu được phân ra làm 3 luồng theo nguyên tắc sau:

- Luồng xanh:

Đối với hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt Luật Hải quan nếu có đủ hai điều kiện sau:

+ Hàng hóa không thuộc danh mục cấm nhập khẩu, hoặc thuộc danh mục nhập khẩu phải có giấy phép hoặc phải giám định, phân tích, phân loại nhưng chủ hàng đã nộp, xuất trình văn bản cho phép cho cơ quan Hải quan.

Hàng hóa của chủ hàng thuộc luồng này được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

- Luồng vàng:

+ Hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc phải giám định, phân tích, phân loại nhưng chưa nộp văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền cho cơ quan Hải quan;

+ Hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế ngay;

+ Hàng hóa phát hiện có nghi vấn về hồ sơ hải quan.

Hàng hóa của chủ hàng thuộc luồng này phải kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

- Luồng đỏ:

+ Hàng hóa của chủ hàng nhập khẩu nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan; + Hàng hoá của chủ hàng nhập khẩu có khả năng vi phạm pháp luật; + Hàng hóa của chủ hàng nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Hàng hóa của chủ hàng thuộc luồng này phải kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.

Có 3 mức độ kiểm tra ở luồng đỏ: * Mức (a) : kiểm tra toàn bộ lô hàng;

* Mức (b) : kiểm tra 10% lô hàng, nếu không phát hiện thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra để kết luận mức độ vi phạm. * Mức ( c): kiểm tra 5% lô hàng, nếu phát hiện thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện

149 c. Làm nghĩa vụ nộp thuế. c. Làm nghĩa vụ nộp thuế.

Theo Thông tư số 112/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, trong đó quy định:

- Chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan là người cĩ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian 365 ngày tính đến ngày làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan Hải quan xác định là:

+ Khơng bị php luật xử lý về hnh vi buơn lậu, vận chuyển tri php hng hố qua bin giới;

+ Khơng qu 02 lần bị xử lý vi phạm hnh chính về hải quan với mức phạt vượt thẩm quyền của Chi Cục trưởng Hải quan;

+ Khơng trốn thuế, khơng bị truy tố hoặc bị phạt ở mức một lần số thuế phải nộp trở ln;

+ Khơng nợ thuế qu 90 ngy;

+ Thực hiện nộp thuế gi trị gia tăng theo phương php khấu trừ.

- Chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan là người xuất khẩu, nhập khẩu có 365 ngày tính đến ngày làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã 3 lần bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan, với mức phạt mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi Cục trưởng Hải quan hoặc đã 1 lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt vượt quá thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Hải quan. Theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006; Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ; Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trong đó quy định:

Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hóa do Bộ

Thương mại công bố thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Nếu đối tượng có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan. Hết thời hạn bảo lãnh mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thuế xong thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế ( nếu có ) thay cho đối tượng nộp thuế. Thời hạn chậm nộp thuế được tính từ ngày hết thời hạn bảo lãnh.

Đối với hàng hóa nhập khẩu khác được quy định cụ thể sau: - Đối với đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế.

150

Đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế là chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan và không còn nợ thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt chậm nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì thời hạn nộp thuế như sau:

+ Hàng hóa nhập khẩu là vật tư nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là 275 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan. Đối với một số trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất dự trữ vật tư , nguyên vật liệu kéo dài hơn 275 ngày thì thời hạn nộp thuế có thể kéo dài hơn 275 ngày. Đối tượng nộp thuế có văn bản đề nghị Cục Hải quan xem xét , quyết định từng trường hợp cụ thể. Trường hợp xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế thì phải nộp thuế khi hết thời hạn nộp thuế được áp dụng và được hoàn lại số thuế đã nộp khi sản phẩm thực tế xuất khẩu.

+ Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập ( áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn ).

+ Đối với các trường hợp khác ( bao gồm cả hàng hóa tiêu dùng trong Danh mục hàng hóa do Bộ Thương mại công bố nhưng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp dùng cho sản xuất ) ngoài hai trường hợp nêu trên thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.

- Đối với đối tượng nộp thuế chưa chấp hành tốt pháp luật về thuế.

+ Nếu được tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá thời hạn quy định đối với từng trường hợp nêu trên. Hết thời hạn bảo lãnh mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thuế xong thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế ( nếu có ) thay cho đối tượng nộp thuế. Thời hạn chậm nộp thuế được tính từ ngày hết thời hạn bảo lãnh ( nếu thời hạn bảo lãnh dài hơn thời hạn nộp thuế ) hoặc hết thời hạn nộp thuế theo quy định.

+ Nếu không được tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng.

• Đối tượng nộp thuế nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày cuối cùng trong thời hạn

quy định phải nộp hoặc ngày cuối cùngtrong thời hạn được ghi trong quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp

151

phạt bằng 0,1% số tiền chậm nộp; nếu thời hạn chậm nộp là quá 90 ngày thì bị cưỡng chế theo quy định trong Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu đã ban hành.

• Ngoài số tiền thuế nhập khẩu phải nộp, người nhập khẩu còn phải nộp thuế giá trị gia tăng ( VAT ) thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc các khoản thu 9 nếu có ) theo quy định của các luật thuế , các văn bản của Nhà nước có liên quan.

( Sinh viên, học sinh tham khảo thêm phần này trong bài giảng môn Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế và các Luật thuế ; các Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính đã dẫn chiếu ).

5.2.7. Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, nhãn hàng hóa, thực hiện việc dán tem. a. Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. a. Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.

Khi hàng hóa về đến cửa khẩu, người nhập khẩu phải thực hiện đúng và đầy đủ các qui định và thủ tục về kiểm tra hàng nhập khẩu theo Quyết định số 50/2006/ QĐ –TTg ngày 7/ 3/ 2006 của Thủ tướng Chính phủ về sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chất lượng và các quyết định, thông tư hướng dẫn của các bộ và các cơ quan chức năng về kiểm tra hàng nhập khẩu .

Cơ quan kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo quy định trong Danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng ban hành kèm theo Quyết định 50/2006/QĐ-TTg ngày 7/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

( Sinh viên đọc và nghiên cứu Quyết định số 50/2006/ QĐ –TTg ngày 7/ 3/ 2006 của Thủ tướng Chính phủ về sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chất lượng; Danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng ban hành kèm theo Quyết định 50/2006/QĐ-TTg ngày 7/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ)

Một phần của tài liệu GIAO DỊCH MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (Trang 147 -152 )

×