Kiểm dịch hàng xuất khẩu:

Một phần của tài liệu giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 133 - 134)

- Quy định số lượng cụ thể.

b.Kiểm dịch hàng xuất khẩu:

- Ở cơ sở do Phòng bảo vệ thực vật hoặc Trạm Thú y, Trung tâm chuẩn đoán-kiểm

dịch động vật tiến hành.

- Ở cửa khẩu do Cục bảo vệ thực vật (đối với hàng hóa là thực vật ) hoặc Cục Thú y (

đối với hàng hóa là động vật ) tiến hành.

Để được giám định hàng hóa, cần gửi đến cơ quan giám định : + Đơn xin giám định hàng hóa.

133

+ Hợp đồng ngoại thương và L/C (nếu thanh toán bằng L/C) . Trong đơn có những nội dung chính sau đây :

* Tên và địa chỉ của cơ quan xin giám định.

* Tên hàng, số kiện, trọng lượng, số lượng hàng hóa. * Tình trạng hàng hóa nơi đi.

* Tên, địa chỉ người gởi, người nhận. * Tên phương tiện vận tải.

* Yêu cầu giám định. * Giấy tờ đính kèm.

* Số bản chứng thư xin cấp. * Cam kết thanh toán lệ phí.

Cơ quan giám định sẽ căn cứ vào đơn và L/C để giám định hàng hóa. Sau khi kiểm tra thực tế về số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu, người giám định sẽ lấy mẫu phân tích, kiểm tra chất lượng. Sau khi có kết quả, người xin giám định sẽ được cấp giấy chứng nhận tạm để làm thủ tục hải quan. Sau khi có B/L sẽ được cấp giấy chứng nhận chính thức.

Nếu hàng hóa đòi hỏi phải khử trùng thì người xuất khẩu phải làm đơn gởi đến công ty khử trùng xin khử trùng. Sau khi hàng hóa được hun trùng, chủ hàng sẽ được nhận giấy chứng nhận khử trùng.

Ngoài ra, để đảm bảo uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế, trong khi mua bán hàng hóa với nước ngoài, các doanh nghiệp phải thực hiện việc giao hàng phù hợp với số lượng, chất lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng, đặc biệt phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế mà thị trường nước ngoài quy định.

5.1.5. Thuê phương tiện vận tải.

Một phần của tài liệu giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 133 - 134)