- Quy định số lượng cụ thể.
b .M ột số phương pháp quy định
Khi thỏa thuận điều khoản này, hai bên mua bán cần xác định : - Thời hạn bảo hành :
Hai bên cần phải quy định hết sức rõ ràng thời hạn bảo hành trong bao nhiêu ngày, kể từ thời điểm nào. Nếu hai bên không thỏa thuận được với nhau về thời hạn bảo hành, thì áp dụng tập quán buôn bán của ngành hàng hóa có liên quan để xác định thời hạn bảo hành.
- Phạm vi bảo đảm của người bán : Phạm vi bảo hành có thể xác định:
124
+ Theo phạm vi không gian : người bán chỉ bảo hành trong một số vùng lãnh thổ hoặc ở một số quốc gia nào đó.
+ Theo phạm vi chi tiết kỹ thuật: người bán chỉ bảo hành một số chi tiết, bộ phận kỹ thuật nào đó trong sản phẩm của họ. Việc bảo hành này phụ thuộc vào tính chất hàng hóa như :
* Hàng hóa là hàng công nghiệp tiêu dùng thì người bán thường đảm bảo trong phạm vi khả năng hoạt động bình thường của hàng hóa.
* Hàng hóa là máy móc, thiết bị được tiêu chuẩn hóa cụ thể người bán sẽ đảm bảo chất lượng hàng phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đã được bảo hành và bảo đảm khả năng hoạt động tốt của máy móc, thiết bị.
* Những chi tiết, bộ phận thường hao mòn tự nhiên của hàng hóa sẽ không thuộc phạm vi người bán bảo hành.
- Trách nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành :
Nếu trong thời gian bảo hành, người mua phát hiện khuyết tật của hàng hóa và khiếu nại người bán thì người bán phải chịu trách nhiệm và phí tổn về việc sửa chữa khuyết tật của hàng hóa hoặc thay thế bằng hàng hóa mới có chất lượng và phù hợp với quy định trong hợp đồng.
- Trách nhiệm của người muatrong thời hạn bảo hành:
Người mua có trách nhiệm sử dụng đúng theo sự hướng dẫn của người bán về việc sử dụng hàng hóa đó. Trường hợp người mua không thực hiện theo sự hướng dẫn của người bán thì hàng hóa đó không được bảo hành.
4.6.11. Điều khoản bất khả kháng ( Force majeure ) a. Tầm quan trọng. a. Tầm quan trọng.
Trong trường hợp sau khi ký kết hợp đồng mà do một sự cố nào đó xảy ra làm cho một bên không thể thực hiện nghĩa vụ của mình đã được thỏa thuận thì sự việc đó sẽ giải quyết như thế nào bằng việc thỏa thuận điều khoản này trong hợp đồng.
b. Khái niệm.
Bất khả kháng là một sự kiện xảy ra sau khi ký hợp đồng và phải hội đủ 3 yếu tố sau: - Do khách quan gây ra.
- Không thể lường trước được vào lúc ký hợp đồng. - Không thể khắc phục được.
125
Lưu ý : Có những sự kiện mà bình thường ra thì không có đủ 3 yếu tố trên nhưng vẫn có thể coi là bất khả kháng, như đình công, hỏng máy, mất điện, chậm cung cấp vật tư … nếu những trường hợp đó được hai bên thỏa thuận và phải ghi rõ trong hợp đồng.
Bên nào bị rơi vào trường hợp bất khả kháng thì được miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng hoặc hoãn trách nhiệm thực hiện hợp đồng trong một thời gian nhất định
nào đó mà không bị coi là vi phạm hợp đồng với điều kiện bên đó phải thực hiện
nghĩa vụ của mình khi gặp sự kiện bất khả kháng đó.