Nghiên cứu thị trường:

Một phần của tài liệu giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 92 - 94)

C ước phí trả tới (…nơi đến quy định)

b. Nghiên cứu thị trường:

- Chủ trương, đường lối, chính sách thương mại . - Sự ổn định về chính trị, kinh tế.

- Hệ thống tiền tệ, tín dụng.

- Hệ thống giao thông vận tải, cước phí.

- Luật thuế, chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Dung lượng thị trường.

- Sự biến động về giá cả thị trường.

- Các sản phẩm thay thế, các sản phẩm bổ sung .

92 c. Lựa chọn thương nhân: c. Lựa chọn thương nhân:

Khi lựa chọn đối tác trong quan hệ kinh doanh , các doanh nhân cần quan tâm đến các tiêu chuẩn như sau :

- Tư cách pháp lý của đối tác.

- Khả năng tài chính, trình độ kinh doanh của đối tác . - Uy tín của đối tác trên thương trường .

- Sự hợp tác và thiện chí của đối tác.

3.1.2. Lập phương án kinh doanh:

a. Khái niệm:

Phương án kinh doanh là toàn bộ kế hoạch hoạt động của thương nhân nhằm đạt đến những mục tiêu và kết quả đã xác định trong kinh doanh.

b. Nội dung phương án kinh doanh:

Nội dung phương án kinh doanh bao gồm :

- Đánh giá tình hình thị trường.

- Lựa chọn mặt hàng, qui cách, chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, bao bì đóng gói, số lượng, giá cả của sản phẩm.

- Lựa chọn phương thức giao dịch, thị trường mục tiêu và khách hàng giao dịch.

- Đề ra các biện pháp để đạt mục tiêu.

- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế thể hiện qua các chỉ tiêu sau: • Chỉ tiêu lời/lỗ:

Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ:

+ T sut ngoi t xut khu (Kx):

Là số tiền trong nước phải chi ra để có được 1 đơn vị ngoại tệ tính theo giá FOB. Tổng chi phí hàng xuất khẩu (VND)

Kx =

Tổng doanh thu hàng xuất khẩu (Ngoại tệ)

Kx < tỷ giá hối đoái thời điểm thanh toán ⇒ nên xuất khẩu.

Kx > tỷ giá hối đoái thời điểm thanh toán ⇒ không nên xuất khẩu.

93

+ T sut ngoi t nhp khu (Kn):

Là số tiền trong nước thu được khi phải chi 1 đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu . Tổng doanh thu bán hàng nhập khẩu (VND)

Kn =

Tổng chi phí hàng nhập khẩu (Ngoại tệ)

Kn > tỷ giá hối đoái thời điểm thanh toán ⇒ nên nhập khẩu.

Kn < tỷ giá hối đoái thời điểm thanh toán ⇒ không nên nhập khẩu.

Lưu ý: khi sử dụng chỉ tiêu Kx, Kn, người xuất khẩu hoặc nhập khẩu cần phải dựđoán tương đối đúng về tỷ giá hối đoái thời điểm thanh toán.

3.2. ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

3.2.1. Khái niệm:

Đàm phán hợp đồng ngoại thương là quá trình thương lượng giữa hai hoặc nhiều bên ở các nước khác nhau để tiến hành trao đổi, thảo luận về các điều khoản và điều kiện mua bán hàng hoá để đi đến một thỏa thuận thống nhất là ký kết được hợp đồng ngoại thương nhằm đem lại lợi ích cho cả các bên.

Đàm phán hợp đồng ngoại thương mang tính khoa học và tính nghệ thuật.

3.2.2. Các hình thức đàm phán:

Một phần của tài liệu giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)