Một số phương pháp quy định về phương thức thanh toán:

Một phần của tài liệu giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 115 - 118)

- Quy định số lượng cụ thể.

c. Một số phương pháp quy định về phương thức thanh toán:

Trong hợp đồng ngoại thương, thường sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế sau đây:

Thanh toán chuyển tiền ( Remittance )

- Khái niệm:

Thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán, theo đó người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thông qua một ngân hàng đại lý ở nước ngoài chuyển trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu.

- Phương pháp quy định:

Khi thỏa thuận thanh toán theo phương thức chuyển tiền, hai bên mua bán cần thỏa thuận:

+ Hình thức thanh toán : T/T hoặc M/T

* T/T ( hoặc TTR- Telegraphic Transfer - chuyển tiền bằng điện ). * M/T ( Mail Transfer - chuyển tiền bằng thư )

+ Thời hạn thanh toán: *Trả trước; hoặc *Trả ngay; hoặc *Trả sau; hoặc *Trả tiền hỗn hợp .

+ Thể hiện việc thanh toán 100% qua ngân hàng vào tài khoản của người bán. + Các chứng từ thanh toán yêu cầu .

( Các chứng từ tùy thuộc vào tính chất hàng hóa và sự đòi hỏi của người mua, đồng thời cần ghi rõ số lượng bản gốc, bản copy, nơi cấp chứng từ và các ghi chú cần thiết trên chứng từ đó như thế nào )

Thanh toán nhờ thu ( Collection ).

- Khái niệm : Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó người xuất khẩu sau khi giao hàng cho người nhập khẩu thì gửi chứng từ uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền hàng từ người nhập khẩu.

115

Có hai loại nhờ thu sau:

+ Nhờ thu trơn ( Clean collection )

Là nhờ thu chứng từ tài chính không kèm theo chứng từ thương mại, có nghĩa là sau khi giao hàng cho người nhập khẩu thì người xuất khẩu lập hối phiếu gửi đến ngân hàng phục vụ mình ủy thác cho ngân hàng thu hộ số tiền trên tờ hối phiếu ở người nhập khẩu, còn chứng từ thì nguời xuất khẩu gửi cho người nhập khẩu để nhận hàng .

+ Nhờ thu kèm chứng từ ( Documentary collection )

Là nhờ thu :

* Chứng từ tài chính kèm theo chứng từ thương mại.

* Chứng từ thương mại không kèm theo chứng từ tài chính.

Có nghĩa là sau khi giao hàng cho người nhập khẩu thì người xuất khẩu lập bộ chứng từ có hoặc không kèm theo hối phiếu và chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu với điều kiện là khi nào người nhập khẩu thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán tiền trên hối phiếu của người xuất khẩu và đưa tờ hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán cho ngân hàng thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu để nhận hàng.

- Phương pháp quy định:

Khi thỏa thuận thanh toán theo phương thức nhờ thu, hai bên mua bán cần thỏa thuận:

+ Hình thức thanh toán : * Nhờ thu trơn, hoặc

* Nhờ thu kèm chứng từ, trong hình thức này cần xác định:

ª D/P ( Documents against Payment- Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ ).

ª D/A ( Documents against Acceptance – Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ ).

+ Thời hạn thanh toán:

*Trả ngay ( áp dụng khi thanh toán nhờ thu trơn hoặc D/ P ) *Trả sau ( áp dụng khi thanh toán nhờ thu trơn hoặc D/ A )

+ Thể hiện việc thanh toán 100% qua ngân hàng vào tài khoản của người bán. + Các chứng từ thanh toán yêu cầu .

116

( Các chứng từ tùy thuộc vào tính chất hàng hóa và sự đòi hỏi của người mua, đồng thời cần ghi rõ số lượng bản gốc, bản copy, nơi cấp chứng từ và các ghi chú cần thiết trên chứng từ đó như thế nào )

Thanh toán giao chứng từ trả tiền ngay (C.A.D- Cash Against Document).

- Khái niệm: Giao chứng từ trả tiền ngay là phương thức thanh toán, theo đó người

nhập khẩu yêu cầu một ngân hàng mở một tài khỏan ký thác để thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu khi người này hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và xuất trình đầy đủ những chứng từ được yêu cầu.

- Phương pháp quy định:

Khi thỏa thuận thanh toán theo phương thức C.A.D, hai bên mua bán cần thỏa thuận: + Hình thức thanh toán : C.A.D.

+ Thời hạn thanh toán: Trả ngay

+ Thể hiện việc thanh toán 100% qua ngân hàng vào tài khoản của người bán. + Các chứng từ thanh toán yêu cầu .

( Các chứng từ tùy thuộc vào tính chất hàng hóa và sự đòi hỏi của người mua, đồng thời cần ghi rõ số lượng bản gốc, bản copy, nơi cấp chứng từ và các ghi chú cần thiết trên chứng từ đó như thế nào ).

Thanh toán tín dụng chứng từ ( Documentary credit )

- Khái niệm : Thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, theo đó một

ngân hàng ( ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu của người nhập khẩu ( người yêu cầu mở thư tín dụng ) phát hành một thư tín dụng (L/C - Letter of Credit )cam kết với người xuất khẩu ( người hưởng lợi L/C)là sẽ thanh toán tiền hoặc chấp nhận hối phiếu của người xuất khẩu ký phát khi người xuất khẩu xuất trình một bộ chứng từ phù hợp với những quy định trong L/C đó.

- Phương pháp quy định:Khi thỏa thuận thanh toán theo phương thức thanh toán tín

dụng chứng từ, hai bên mua bán cần thỏa thuận:

+ Hình thức thanh toán : theo L/ C ( by L/C )

+ Loại L/C ( Irrevocable L/C hoặc Transferable L/C ,…. ) + Thời hạn thanh toán: trả ngay hoặc trả chậm

+ Tên và địa chỉ ngân hàng mở L/C ( Applicant of L/C)

+ Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo L/C ( Advising bank of L/C ) + Thời hạn mở L/C ( Time of opening L/C)

117

+ Thời hạn hết hiệu lực L/C ( Expiry date of L/C )

+ Thời hạn xuất trình chứng từ ( Period for presentation ) + Các chứng từ thanh toán yêu cầu .

( Các chứng từ tùy thuộc vào tính chất hàng hóa và sự đòi hỏi của người mua, đồng thời cần ghi rõ số lượng bản gốc, bản copy, nơi cấp chứng từ và các ghi chú cần thiết trên chứng từ đó như thế nào ).

Một phần của tài liệu giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)