Các loại chứng từ thanh toán:

Một phần của tài liệu giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 118 - 123)

- Quy định số lượng cụ thể.

d.Các loại chứng từ thanh toán:

thường gồm có :

Hóa đơn thương mại : ( Commercial Invoice – C/I ).

- Khái niệm :

Là chứng từ do người bán lập. Hoá đơn nói rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng trị giá hàng hóa và phương thức thanh toán. Hóa đơn là yêu cầu của người bán đòi người mua trả tiền theo tổng số tiền được ghi trên đó.

- Chức năng và tác dụng :

+ Là căn cứ để thanh toán tiền hàng.

+ Là cơ sở giám sát, quản lý và tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. + Là cơ sở để tính phí bảo hiểm.

+ Là cơ sở để đối chiếu và theo dõi thực hiện hợp đồng. - Các loại hóa đơn:

+ Hóa đơn tạm thời ( Provisional invoice ) :

Là loại hóa đơn tính toán sơ bộ tiền hàng. Loại hóa đơn này được dùng trong các trường hợp giá hàng mới là giá tạm tính .

+ Hóa đơn chính thức ( Final invoice ):

Là loại hóa đơn dùng để thanh toán chính thức tiền hàng.

+ Hóa đơn chi tiết ( Detail invoice ):

Là loại hoá đơn dùng để phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng.

+ Hóa đơn chiếu lệ ( Proforma invoice ):

Là hóa đơn không có tác dụng thanh toán tiền hàng, được lập ra trước khi bán

hàng. Loại hóa đơn này được sử dụng làm đơn chào hàng hoặc khai báo gá trị hàng đem đi tham dự hội chợ triển lãm ở nước ngoài hoặc chứng từ phục vụ cho việc xin giấy phép xuất khẩu , nhập khẩu.

118

+ Hoá đơn truy cập ( Neutral invoice – Hóa đơn trung lập ):

Là loại hóa đơn được sử dụng nhằm để người mua sau khi mua hàng có thể sử dụng chính hóa đơn này để bán cho người khác. Trong hóa đơn này người mua có yêu cầu không ghi tên người bán và phải được ngân hàng chấp nhận .

+ Hóa đơn lãnh sự ( Consular invoice ) :

Là loại hoá đơn do người bán lập và được ký xác nhận bởi lãnh sự hoặc đại sứ nước nhập khẩu.

+ Hóa đơn Hải quan có thị thực ( Certifile customs invoice ) :

Là hóa đơn có thị thực của Hải quan nước xuất khẩu ( bao gồm cả Giấy chứng

nhận xuất xứ và giá trị hàng hóa )

Vận đơn đường biển : (Bill of lading – B/L).

- Khái niệm :

Là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gởi hàng (Shipper) sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp.

- Chức năng và tác dụng :

+ Là biên lai của người vận tải về việc đã nhận hàng để chở. + Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đường biển.

+ Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hóa ghi trong vận đơn, cho phép người nắm bản gốc (Original) nhận hàng hóa từ tàu biển, hoặc có thể chuyển nhượng , cầm cố , thế chấp số hàng hóa ghi trên vận đơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các loại vận đơn đường biển:

* Nếu xét về khía cạnh pháp lý:

+ Vận đơn đích danh ( Straight B/L) + Vận đơn theo lệnh (To order B/L) + Vận đơn xuất trình (To bearer B/L) + Vận đơn giao nộp ( Surrendered B/L)

* Nếu căn cứ vào cách phê chú:

+ Vận đơn hoàn hảo ( Clean B/L)

+ Vận dơn không hoàn hảo (Unclean B/L)

* Nếu căn cứ vào thời gian cấp vận đơn:

+ Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L)

119

* Căn cứ vào cách thức chuyên chở:

+ Vận đơn chở suốt (Through B/L)

+ Vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport B/L)

+ Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter party B/L hay Congen B/L) + Chứng từ vận tải đa phương thức (Multimodal transport documents)

* Căn cứ vào cách gom hàng của người giao nhận:

+ Vận đơn chủ (Master B/L) + Vận đơn thứ cấp (House B/L)

+ Vận đơn giao hàng tốc hành (Express release B/L) + Vận đơn thay đổi (Switch B/L)

* Căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông:

+ Vận đơn gốc (Original B/L). + Vận đơn sao (Copy B/L).

+ Vận đơn trong thương mại điện tử (Bolero B/L)

* Căn cứ vào phương thức thuê tàu:

+ Vận đơn tàu chợ (Liner B/L). + Vận đơn tàu chuyến (Voyage B/L)

Ngoài ra còn có :

+ Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) + Vận đơn đến chậm (Stale B/L) + Vận đơn rút gọn (Short form B/L) + Vận dơn container (Container B/L)

+ Giấy gửi hàng bằng đường biển (Sea Way Bill)…

Giấy gửi hàng đường biển là chứng từ thay thế cho vận đơn đường biển. Tuy nhiên, giấy gửi hàng đường biển thường được ký phát đích danh cho nên không có tác dụng chuyển nhượng (non-negotiable).

Việc phân chia các loại vận đơn trên đây chỉ có tính chất qui ước, bởi vì, một vận dơn có thểđã mang nhiều tính chất, đặc điểm cuả tất cả các loại vận đơn khác nhau.

Vận đơn hàng không ( Air Waybill – AWB ) hoặc Air Conignment Note.

Là chứng từ do cơ quan vận tải hàng không cấp cho người gửi hàng để xác nhận việc nhận hàng để chở.

120

Vận đơn vận tải đa phương thức ( Multimodal Transport B/L ) hoặc Chứng từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vận tải liên hợp (Combined Transport document ):

Là chứng từ chứng minh cho hợp đồng vận tải đa phương thức, cho việc nhận hàng để chở của người kinh doanh vận tải đa phương thức ( MTO- Multimodal Transport Operator ) và cho việc cam kết của MTO giao hàng phù hợp với các điều khoản, điều kiện của hợp đồng.

Chứng từ bảo hiểm : (Insurance documents)

gồm có : đơn bảo hiểm (Insurance Policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate).

- Đơn bảo hiểm là bằng chứng của 1 hợp đồng bảo hiểm đầy đủ và có mặt trước là nội dung của các cam kết bảo hiểm, mặt sau in các điều khoản, qui tắc của hãng bảo hiểm có liên quan.

- Giấy chứng nhận bảo hiểm có mặt trước là nội dung các cam kết bảo hiểm, mặt sau để trống .

Giấy chứng nhận xuất xứ : (Certificate of Origin – C/O).

- Khái niệm :

Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền (Ở Việt Nam thường là Phòng Thương mại và công nghiệp hoặc Bộ Thương mại) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa.

- Chức năng và tác dụng :

+ Xác nhận nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa.

+ Là chứng từ nộp cho Hải quan để hưởng các chế độ ưu đãi khi tính thuế.

- Phân loại : có một số mẫu giấy chứng nhận xuất xứ thường gặp sau:

+ Form A : Dùng cho các mặt hàng xuất khẩu sang các nước có chế độ ưu đãi thuế

quan phổ cập GSP ( General System Preferences).

+ Form B : Dùng cho tất cả các loại hàng hóa đi các nước.

+ Form O : Dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu qua các nước thuộc Hiệp hội cà

phê thế giới.

+ Form X : Dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu không qua các nước thuộc Hiệp

hội cà phê thế giới.

+ Form T : Dùng cho các mặt hàng dệt xuất khẩu sang EU.

+ Form D : Dùng cho các mặt hàng thực hiện Biểu thuế ưu đãi có hiệu lực chung

121

+Form E : Dùng cho các mặt hàng thuộc Hiệp định khung về mậu dịch giữa

ASEAN và Trung Quốc.

Giấy chứng nhận số lượng / trọng lượng / chất lượng (Certificate of quantity / Weight / Quality ).

Là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng chất lượng của hàng hóa thực giao. Qua đó người mua có thể kiểm tra số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa của người bán đã thực giao cho mình thể hiện trên chứng từ.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate).

Là chứng từ do cơ quan bảo vệ thực vật có thẩm quyền cấp cho chủ hàng, xác nhận hàng hóa là thực vật hoặc có nguồn gốc là thực vật (như bao đay …) đã được kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch, nấm độc, sâu bọ có hại cho người, động vật và cây trồng. • Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate).

Là chứng từ do cơ quan kiểm dịch động vật cấp cho chủ hàng, xác nhận hàng hóa là động vật (súc vật, cầm thú) đã kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật (Animal products sanitary

inspection certificate).

Là chứng từ do cơ quan kiểm dịch động vật cấp cho chủ hàng, xác nhận hàng hóa là các sản phẩm động vật (trứng, thịt, lông, da …) hoặc bao bì của chúng đã kiểm tra và xử lý chống các bệnh dịch.

Giấy chứng nhận khử trùng (Fumigation Certificate).

Là chứng từ xác nhận các hàng hóa nông sản (như gạo, bắp, đậu phọng…) đã được tiêu diệt sâu bọ nhằm bảo quản hàng hóa khi chuyên chở các loại hàng này.

Phiếu đóng gói (Packing List).

Là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện hàng được lập khi đóng gói hàng hóa.

Hối phiếu ( Bill of exchange / Exchange / Draft ).

Hối phiếu là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện bằng văn bản do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu .

122 4.6.8. Điều khoản vận tải ( Transportation ) 4.6.8. Điều khoản vận tải ( Transportation )

Một phần của tài liệu giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 118 - 123)