4.Viết báo cáo kết quả phân tích

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích số liệu thống kê (Trang 127 - 129)

vào việc báo cáo đó nộp cho ai? Ai là người sẽ đọc nó? Dưới đây là danh mục các phần trong báo cáo mà khi viết ta cần lưu ý:

(1) Tên của báo cáo, chúng tôi, nơi và ngày viết. Việc đưa ra một cái tên cho bản báo cáo đòi hỏi phải hết sức ngắn gọn, nhưng rõ ràng.

(2) Trong phần giới thiệu, cần phải chỉ ra được vấn đề đặt ra cần phải giải quyết và những câu hỏi phải trả lời thông qua nghiên cứu vấn đề, những giả thuyết cần kiểm tra.

(3) Danh mục các đặc trưng của cuộc điều tra: Kiểu điều tra; công cụ sử dụng trong điều tra; bao nhiêu câu hỏi; bao nhiêu mẫu/quan sát; các vấn đề liên quan khác.

(4) Giải thích phương pháp điều tra: Thiết kế điều tra; lựa chọn mẫu; phân tích.

(5) Các kết quả liên quan đến các câu hỏi đặt ra, vấn đề nghiên cứu.

(6) Các kết luận.

(7) Các kiến nghị rút ra từ nghiên cứu.

Đối với phần phân tích các số liệu cần phải rõ ràng và câu đầu của đoạn văn đầu hết sức quan trọng vì nó sẽ thể hiện toàn bộ nội dung chính của mục đó. Phần mở đầu cần phải viết ngắn gọn, sử dụng những từ ngữ thông dụng để bất kỳ ai đọc cũng có thể hiểu được nội dung mà ta đang mong muốn làm và đạt được. Phần nội dung chính cần lưu ý sử dụng các từ ngữ học thuật để đảm bảo cho những người có chuyên môn trong lĩnh vực mà ta đang nghiên cứu thấy được trình độ của người viết.

Tóm lại: Việc phân.tích số liệu là để hiểu được quá khứ, hiện tại nhằm mục đích phục vụ cho tương lai do vậy một lời giải thích, phân tích rõ ràng sẽ giúp cho người đọc thấy được điều gì sẽ có thể diễn ra trong tương lai. Một nhà kinh doanh giỏi, một nhà quản lý tốt là người có thể hiểu được các thông tin và sử dụng chúng một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích số liệu thống kê (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)