Phiếu điều tra

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích số liệu thống kê (Trang 65 - 68)

Là công cụ quan trọng trong việc thu thập thông tin cho các nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Phiếu điều tra có nhiều hình thức khác nhau như trình bày dưới dạng bảng, kết hợp bảng và tùng câu hỏi riêng biệt.

Mỗi dạng có những ưu, nhược điểm khác nhau chẳng hạn dưới dạng bảng sẽ làm cho phiếu điều tra có vẻ ngắn hơn và trong một bảng thu được nhiều thông tin khác nhau, tuy nhiên một trong những hạn chế chính đó là dễ để xảy ra tình trạng nhầm lẫn cả trong khi điền số liệu điều tra từ ô này sang dòng kia v.v... hay khi nhập số liệu vào máy tính cũng có thể xảy ra tình trạng nhầm lẫn tương tự.

Trong khi đó dưới dạng các câu hỏi riêng biệt sẽ làm cho phiếu điều tra có vẻ phức tạp hơn, làm cho cả người đi điều tra và người được hỏi cảm thấy ngại khi làm việc với tập phiếu điều tra dày như vậy nhưng nó lại hạn chế được những nhầm lẫn như ở dạng bảng.

Đối với các thông tin định tính, các câu hỏi trong phiếu điều tra có thể được chia làm 2 loại chính:

(1) Câu hỏi dạng đóng hay câu hỏi có gợi ý (hoặc lựa chọn).

(2) Câu hỏi dạng mở là câu hỏi để cho người được hỏi tự do lựa chọn câu trả lời.

Với câu hỏi dạng đóng thì quan trọng nhất là phần gợi ý trả lời hoặc các lựa chọn cho người trả lời vì nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả phân tích. Nếu các gợi ý trước không được đầy đủ sẽ làm cho người trả lời khó khăn khi trả lời câu hỏi dạng này hoặc chúng ta sẽ không thu được thông tin chính xác.

Phần gợi ý và lựa chọn có thể được chia ra như sau: gợi ý với các ý trả lời khác nhau không có liên hệ với nhau.

Ví dụ: Khi chúng ta tìm hiểu nguyên nhân vay tiền từ ngân hàng của các hộ, chúng ta có các gợi ý như : để đầu tư; để cho các nhu cầu sinh hoạt của gia đình; v.v... và các gợi ý này không có mối liên hệ với nhau.

Các gợi ý của câu hỏi dạng này cũng có thể là phần đánh giá và có tỷ lệ hay khoảng cách nhất định, ví dụ như: Rất tốt, tốt, bình thường, kém v.v... như vậy, trong trường hợp này nó có mối quan hệ với nhau theo 1 tỷ lệ. Đối với câu hỏi dạng này thì việc phân chia khoảng cách có ý nghĩa rất quan trọng, nó có thể bao gồm:

(1) Phân chia theo danh (Nominal scale) thông thường chỉ là 0 và 1 ví dụ như khi phân chia giới A # B.

(2) Phân chia theo thứ tự A>B>C... (Ordinal scale).

(3) Phân chia theo tỷ lệ (Interval scale) đây là hình thức kết hợp giữa dạng phân chia ( 1 ) và (2).

Ví dụ: Khi đánh giá về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó chúng ta có thể đặt câu hỏi: Mức độ thoả mãn của anh chị về dịch vụ hay loại hàng hoá v.v... và đưa ra các gợi ý như sau: Vâng rất thoả mãn; vâng thoả mãn; thoả mãn và không thoả mãn chút nào.

(4) Phân chia theo thang số ví dụ từ 1 đến 5 là mức độ đánh giá của người được hỏi.

Hình thức đặt câu hỏi cho mỗi ý trả lời có ý nghĩa rất quan trọng vì nếu câu hỏi rõ ràng hoặc không hàm ý gì thì việc thu được kết quả mới chính xác.

Ví dụ: Khi chúng ta đánh giá một dịch vụ mới thay vì đặt câu hỏi anh/chị đánh giá như thế nào về dịch vụ mới này? Thì chúng ta sẽ thay câu trả lời vâng rất nhiều bởi câu hỏi anh/chị có thích dịch vụ này không?

Trong hầu hết các phiếu điều tra đều có sự kết hợp giữa hai loại câu hỏi dạng đóng và dạng mở, tuy nhiên chúng ta thường hay sử dụng câu hỏi dạng đóng nhiều hơn vì việc xử lý thông tin sau này sẽ dễ hơn cũng như việc thu thập thông tin sẽ dễ dàng hơn, còn câu hỏi dạng mở thường được dùng để minh hoạ, giải thích thêm cho các luận chứng phân tích sau này.

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích số liệu thống kê (Trang 65 - 68)