Phương pháp thu thập số liệ u

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích số liệu thống kê (Trang 63 - 65)

chúng ta hay tổ chức hoặc tiến hành các thí nghiệm và qua quá trình tiến hành các thí nghiệm đó người nghiên cứu sẽ quan sát, đo đạc, ghi chép để có số liệu phục vụ cho việc phân tích của mình. Còn đối với các vấn đề kinh tế - xã hội thì để có số liệu phục vụ nghiên cứu thông thường nhà nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra để thu thập thông tin.

Việc điều tra có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau, như: điều tra các đối tượng (thường là các hộ, các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân) thông qua việc sử dụng các câu hỏi khác nhau tuỳ theo mục tiêu cần nghiên cứu. Các câu hỏi này có thể được chuẩn bị sẵn (bảng câu hỏi chuẩn) hoặc có thể được người điều tra kết hợp với các câu hỏi đặt ra trong quá trình phỏng vấn v.v...

Ngoài ra, người nghiên cứu cũng có thể thu được số liệu thông qua việc tìm hiểu các tài liệu thống kê đã công bố như niên giám thống kê hoặc các báo cáo khoa học. Thường các số liệu này chỉ mang tính tổng quát và minh chứng cho phần nghiên cứu cụ thể của nghiên cứu.

Có nhiều cách phỏng vấn khác nhau như: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua thư, phỏng vấn qua thư điện tử và phỏng vấn qua điện thoại. Mỗi loại hình phỏng vấn khác nhau sẽ đòi hỏi những bảng câu hỏi khác nhau để thu được thông tin mong muốn.

Một trong những vấn đề hết sức quan trọng đó là công cụ trong thu thập thông tin mà chúng ta thường gọi là phiếu điều tra. Kết quả điều tra có đảm bảo tính khoa học hay không, có độ

chính xác hay không, có thể phân tích được hay không và thông tin có đủ cho việc phân tích nghiên cứu hay không phụ thuộc rất nhiều vào phiếu điều tra.

Để xây dựng được một phiếu điều tra tốt đòi hỏi người nghiên cứu phải có kinh nghiệm và am hiểu về vấn đề cần nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và đặc biệt là phải kết hợp tốt giữa lý thuyết và thực tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích số liệu thống kê (Trang 63 - 65)