Chế tạo mẫu khuôn gốm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khuôn gốm trên cơ sở vật liệu trong nước (Trang 69 - 73)

CHƢƠNG 3 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Mô hình thực nghiệm

3.3.2. Chế tạo mẫu khuôn gốm

Quy trình chế tạo chung của mẫu khuôn gốm như sau: hỗn hợp bột chịu lửa ZrSiO4/SiO2 được trộn đều với chất tạo gel NH4Cl 25% (chiếm 10% khối lượng chất dính) trong vòng 2 – 3 phút. Sau đó hỗn hợp sẽ được trộn đều với chất dính thủy tinh lỏng trong vòng 2 – 3 phút. Trộn xong, hỗn hợp được đổ vào khuôn mẫu dạng trụ (hình 3.11a và hình 3.12) và khuôn mẫu dạng thanh (hình 3.11b), sau khoảng 30 phút để phản ứng tạo gel diễn ra hoàn toàn thì lấy mẫu ra khỏi khuôn và cho vào lò sấy ở 80oC trong vòng 12 giờ. Tiếp đó, mẫu được cho vào lò nung với tốc độ nâng nhiệt trung bình là 4oC/phút, thời gian giữ nhiệt là 2 giờ.

Hình 3.12: Ảnh mẫu hình trụ trước (a) và sau nung (b)

Quy trình thực nghiệm riêng của mỗi nghiên cứu được trình bày ở các hình từ hình 3.13 tới hình 3.16

- Ảnh hưởng của mô đun thủy tinh lỏng và nhiệt độ nung tới các tính chất của khuôn gốm

Hình 3.13: Sơ đồ thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mô đun thủy tinh lỏng và nhiệt độ nung tới các tính chất của mẫu khuôn gốm

- Ảnh hưởng của tỷ trọng thủy tinh lỏng và tỷ lệ pha trộn bột chịu lửa tới các tính chất của mẫu khuôn gốm

Hình 3.14: Sơ đồ thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ trọng thủy tinh lỏng và thành phần bột chịu lửa tới các tính chất của mẫu khuôn gốm

- Ảnh hưởng của hàm lượng chất dính thủy tinh lỏng tới các tính chất của mẫu khuôn gốm

Hình 3.15: Sơ đồ thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng chất dính thủy tinh lỏng tới các tính chất của mẫu khuôn gốm

- Ảnh hưởng của hàm lượng nước mật mía tới các tính chất của mẫu khuôn gốm

Hình 3.16: Sơ đồ thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng nước mật mía tới các tính chất của mẫu khuôn gốm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khuôn gốm trên cơ sở vật liệu trong nước (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)