CHƢƠNG 3 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Mô hình thực nghiệm
3.3.1. Chế tạo thủy tinh lỏng mô đun cao
Trong đó, n là độ bền nén (MPa), F là tải trọng lớn nhất (KN), A là tiết diện mẫu (mm2). Giá trị độ bền nén cuối cùng là giá trị trung bình của 6 mẫu đo.
- Độ bền uốn: Để xác định độ bền uốn, phương pháp kiểm tra uốn 3 điểm đã được thực hiện, 5 mẫu cho mỗi giá trị đo. Độ bền uốn được xác định theo công thức 3.4 [17, 33]: 2 2 3 bd FL (3.4)
Trong đó σ: độ bền uốn (MPa), F: tải trọng lớn nhất (N), L: khoảng cách giữa 2 nhịp tải (span distance; mm), b: chiều rộng của mẫu (mm), d: chiều dày của mẫu (mm).
3.3. Mô hình thực nghiệm
3.3.1. Chế tạo thủy tinh lỏng mô đun cao
Quy trình thực nghiệm cụ thể được trình bày ở hình 3.10, thành phần pha trộn cụ thể được trình bày ở bảng 3.6. Đầu tiên thủy tinh lỏng, keo silic và nước được pha trộn trong bình thủy tinh theo tỷ lệ để có được mô đun thủy tinh lỏng mong muốn. Sau đó tiến hành khuấy đảo liên tục trong khoảng nhiệt độ từ 50 – 60oC. Sau khi kết tủa được đánh tan và đạt được dạng chất lỏng đồng nhất (khoảng 30 phút) thì ngừng khuấy đảo và để trong vòng một giờ mà không có hiện tượng sa lắng hay kết tủa là thu được thủy tinh lỏng có mô đun theo yêu cầu.
Bảng 3.6: Thành phần pha trộn 100g thủy tinh lỏng mô đun cao
Mô đun Thủy tinh lỏng (g) Keo silic (g) Nước (ml)
3,0 100 0 0
3,5 84,41 15,59 24
4,0 73,08 26,92 40
4,5 64,35 35,65 53
Hình 3.10: Sơ đồ thực nghiệm chế tạo thủy tinh lỏng mô đun cao
Đo thời gian tạo gel được tiến hành như sau: cho chất dính thủy tinh lỏng có mô đun khác nhau trộn đều với chất tạo gel NH4Cl 25% (10% khối lượng chất dính), sau đó đổ lên mặt kính và tính thời gian. Thời gian tạo gel được xác định khi có lớp màng trên bề mặt chất dính xuất hiện.