CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ KHUÔN GỐM
1.3. Triển vọng của công nghệ khuôn khối
Hiện nay thời gian làm khuôn khối khá dài, chiếm từ 24 đến 72 giờ để chế tạo ra khuôn gốm hoàn chỉnh. Việc sử dụng chất dính trên cơ sở nước càng làm tăng thời gian chế tạo khuôn do quá trình mất nước trong khuôn liên quan mật thiết tới sự đóng rắn (độ bền) và các khuyết tật của khuôn (vết nứt). Việc giảm thời gian làm khuôn khối sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm giá thành khuôn.
Độ chính xác của vật đúc sử dụng khuôn khối rất được quan tâm, các sản phẩm chính được đúc trong công nghệ khuôn khối chủ yếu là các sản phẩm trong công nghiệp chế tạo máy động lực, máy dệt, ô tô, động cơ phản lực hàng không tên lửa, tuốc bin máy thuỷ lực. Ngày nay khuôn khối cũng đã được dùng nhiều vào việc chế tạo các sản phẩm như lưỡi turbine lớn, các bánh răng và các thiết bị của lò phản ứng hạt nhân... Tuy nhiên, việc sử dụng chất dính có gốc silica thông thường vào việc chế tạo các khuôn lớn đã làm tăng tỷ lệ phế phẩm lên tới 40% [87, 88]. Có 2 nguyên nhân chính là: bề mặt sản phẩm đúc bị biến dạng (độ đồng phẳng không đạt yêu cầu) và xảy ra phản ứng giữa kim loại đúc và khuôn làm cho chất lượng bề mặt của sản phẩm không đạt yêu cầu.
Do vậy hướng nghiên cứu chính hiện nay trong công nghệ khuôn khối vẫn là tập trung vào việc nghiên cứu để giảm thời gian chế tạo khuôn, nâng cao độ bền khuôn để giảm khuyết tật và giảm tối thiểu phản ứng giữa kim loại đúc và khuôn khối để nâng cao chất lượng bề mặt vật đúc hơn nữa.