Tỷ trọng của khuôn gốm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khuôn gốm trên cơ sở vật liệu trong nước (Trang 83 - 85)

Kết quả nghiên cứu về tỷ trọng của mẫu khuôn gốm được trình bày từ hình 4.10 tới hình 4.12 phụ thuộc vào các tham số vật liệu đầu vào khác nhau.

Hình 4.10: Ảnh hưởng của mô đun thủy tinh lỏng và nhiệt độ nung tới tỷ trọng của mẫu khuôn gốm

Hình 4.11: Ảnh hưởng của tỷ trọng thủy tinh lỏng và tỷ lệ trộn bột chịu lửa tới tỷ trọng của mẫu khuôn gốm

Hình 4.10 trình bày ảnh hưởng của mô đun thủy tinh lỏng và nhiệt độ nung tới tỷ trọng của mẫu khuôn gốm. Tỷ trọng của mẫu sau nung giảm dần theo sự tăng mô đun thủy tinh lỏng và sự giảm dần của nhiệt độ nung. Ở nhiệt độ nung cao (1000o

C) thì có sự giảm tỷ trọng lớn nhất khi mô đun thủy tinh lỏng tăng từ 3 lên 3,5. Tuy nhiên, khi mô đun thủy tinh lỏng tăng lên lớn hơn 3,5 thì tỷ trọng của mẫu sau nung giảm không đáng kể. Ảnh hưởng của nhiệt độ

nung tới tỷ trọng của mẫu khuôn gốm ở các mô đun khác nhau cũng không chênh lệch nhau nhiều. Trong vùng khảo sát, tỷ trọng lớn nhất đạt được ở mẫu sử dụng chất dính thủy tinh lỏng có mô đun bằng 3 và nung ở 1000o

C là 2,64 g/cm3, tỷ trọng nhỏ nhất đạt được ở mẫu sử dụng chất dính thủy tinh lỏng có mô đun bằng 5 và nung ở 850o

C là 2,08 g/cm3.

Hình 4.12: Ảnh hưởng của hàm lượng nước mật mía tới tỷ trọng của mẫu khuôn gốm

Hình 4.11 trình bày ảnh hưởng của tỷ lệ bột chịu lửa ZrSiO4/SiO2 và tỷ trọng của thủy tinh lỏng tới tỷ trọng của mẫu khuôn gốm. Tỷ trọng của mẫu khuôn gốm tăng dần theo sự tăng của tỷ trọng thủy tinh lỏng và sự tăng hàm lượng ziếc côn trong hỗn hợp bột chịu lửa. Tỷ trọng của thủy tinh lỏng ảnh hưởng tới tỷ trọng của mẫu khuôn gốm không nhiều, tuy nhiên khi tỷ lệ bột chịu lửa ZrSiO4/SiO2 thay đổi thì tỷ trọng của mẫu khuôn gốm thay đổi nhiều hơn. Tỷ trọng của mẫu khuôn gốm lớn nhất đạt được ở tỷ trọng thủy tinh lỏng bằng 1,38 g/cm3

và tỷ lệ bột chịu lửa ZrSiO4/SiO2 bằng 70/30 là 2,5 g/cm3.

Ảnh hưởng của hàm lượng nước mật mía tới tỷ trọng của mẫu khuôn gốm sử dụng thủy tinh lỏng mô đun 3 và 4, nung ở hai nhiệt độ 850o

C và 950oC được trình bày ở hình 4.12. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng của mẫu khuôn gốm tăng dần theo hàm lượng nước mật mía tăng và đạt cực đại khi hàm lượng nước mật mía bằng 3% lượng chất dính thủy tinh lỏng. Sau đó, tỷ trọng của mẫu khuôn gốm giảm dần theo sự tăng của hàm lượng nước mật mía. Tuy nhiên lượng giảm này của tỷ trọng là không đáng kể.

Mặt khác, sự ảnh hưởng của hàm lượng nước mật mía tới tỷ trọng của mẫu khuôn gốm ở mẫu sử dụng thủy tinh lỏng mô đun cao lớn hơn mẫu sử dụng thủy tinh lỏng mô đun thấp. Ở mẫu sử dụng thủy tinh lỏng mô đun bằng 4 thì tỷ trọng tăng nhiều hơn so với mẫu sử dụng thủy tinh lỏng mô đun bằng 3 ở cùng một nhiệt độ thiêu. Sự thay đổi của nhiệt độ có ảnh hưởng tới tỷ trọng của mẫu khuôn gốm, tuy nhiên sự ảnh hưởng này là không nhiều so với sự ảnh hưởng của các tham số khác và chỉ thể hiện rõ sự ảnh hưởng khi hàm lượng mật mía nhỏ hơn 3%. Tỷ trọng lớn nhất của mẫu khuôn gốm sử dụng thủy tinh lỏng có mô đun bằng 4, 3% hàm lượng nước mật mía và nung ở 950o

Nhìn chung, ảnh hưởng của các tham số vật liệu đầu vào và các tham số công nghệ tới tỷ trọng của mẫu khuôn gốm là không nhiều, tỷ trọng của mẫu khuôn gốm nằm trong khoảng từ 2,2 – 2,5 g/cm3

.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khuôn gốm trên cơ sở vật liệu trong nước (Trang 83 - 85)