Trường hợp nhiễm độc cấp tính cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi môi trường độc hại, đặt ở tư thế nằm, cho thở khí dung nghi bicacbonat 0,5%. Thực hiện oxi liệu pháp và cho dùng các tác nhân chống bọt là cách tốt nhất để điều trị phù phổi cấp. Trường hợp nặng, chỉ định kết hợp cocticoit và kháng sinh. Đôi khi thủ thuật mở thông khí quản là cần thiết.
Điều trị nhiễm độc mãn tính chủ yếu cho ngừng tiếp xúc, điều trị triệu chứng, nghỉ ngơi, an dưỡng và phục hồi thể lực, ....
4.1.3.4. Độc tính của Benzen (C6H6)
Benzen là một dung môi và cũng là một' nguyên liệu quan trọng trong sản xuất công nghiệp, nhưng do độc tính của nó thuộc loại gây nhiễm độc nghề nghiệp hàng đầu nên người ta phải tìm các chất khác thay nó.
Nhiều nước có luật cấm sử dụng benzen và quy định tỷ lệ benzen trong các dung môi; do đó nhiễm độc nghề nghiệp có giảm đi, nhưng hàng năm vẫn còn tới hàng trăm trường hợp nhiễm độc benzen.
Ở Việt Nam, cũng đã có trường hợp nhiễm độc benzen nghề nghiệp.
Tính chất
Benzen (C6H8) là một hidrocacbon thơm, lấy từ than đá hoặc dầu mỏ và được tinh chế.
Tên gọi benzen ở một số nước có khác nhau, cần xác định công thức hóa học để tránh nhầm lẫn.
Benzen là một chất lỏng không màu, dễ bay hơi, chảy Ở 5,480C, sôi Ở 80,20C, nhẹ hơn nước (d = 0,879). Hơi benzen nặng hơn không khí, 1 lít hơi benzen nặng 3,25 g, tạo với không khí hỗn hợp nổ với tỷ lệ từ 1,4 - 6%. Có thể ngửi thấy mùi benzen ở nồng độ 0,8mg/l.
Benzen ít tan trong nước, dễ tan trong các dung môi hữu cơ, đặc biệt benzen là dung rất tốt, hòa tan được nhiều chất như mỡ, cao su, hắc ín, v.v...
Về mặt hoá học, benzen là một chất quan trọng được dùng làm nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ như nitrobenzen, clobenzen, anilin v.v...
Sử dụng và tiếp xúc
Đường xâm nhập của benzel trong điều kiện sản xuất chủ yếu là đường hô hấp vì benzen dễ bốc hơi và tồn đọng ở những nơi thấp, ít thông gió (nếu thông gió nhân tạo phải hút xuống). Benzen có thể qua da nhưng ít hơn.
Các công việc chủ yếu tiếp xúc với benzen và đồng đẳng của nó gồm: - Sản xuất benzen từ chưng cất than đá và dầu mỏ.
- Trong công nghiệp hóa chất, tổng hợp hóa học. - Chế biến tinh luyện benzen và đồng đẳng của benzen.
- Làm dung môi hòa tan chất béo, tẩy mỡ ở xương, da, vải, sợi, len... thiên nhiên và tổng hợp. - Làm sạch vết mỡ trên các vật dính dầu mỡ.
- Điều chế và sử dụng vecni, sơn, men mâm, mực in, chế tạo da mềm, chất bảo quản có benzen. - Hồ sợi bằng sản phẩm chứa benzen, vải mùn, giả da.
- Pha chế, sử dụng các nhiên liệu chứa benzen. - Thau bể chứa hoặc phương tiện chứa benzen.
- Benzen có trong thành phần của nhiên liệu, ví dụ xăng Ôtô.
Độc tính
Ở liều cao, benzen gây hiệu quả suy giảm thằn kinh trung ương.
Trọng nhiễm độc gan mãn tính nó tác dụng trên tủy xương do một phần chuyển thành các hợp chất phenol.
Hấp thụ qua đường hô hấp:
Người ta đã xác lập được mối quan hệ giữa nồng độ benzen trong không khí và tác dụng trên sức khỏe như ở bảng
Nồng độ benzen (mg/l) Tác dụng
Trên 200 Nhiễm độc siêu cấp tính, chết ngay
Trên 60 Nhiễm độc cấp tính, chết người
Từ 20-30 Nhiễm độc cấp tính (ngất sau 20-30 phút) 10 Nhiễm độc bán cấp tính
Trên 0,5 Nhiễm độc mãn tính
Dưới 0,1 Không bị nhiễm độc
Hấp thụ qua đường tiêu hoá:
Nếu nuốt từ 10-15g một lần có thể gây tử vong hoặc cho từ 50 - 100 giọt, uống hàng ngày, có thể nhanh chóng dẫn đến bệnh bạch cầu.
Chuyển hoá và tác dụng của benzen trong cơ thể.