Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, và cũng là một trong các cơ quan quan trọng nhất Do đó việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh gan rất quan trọng.
3.2.4.3. Chất độc trong môi trường nước biển
Biển là nguồn thực phẩm dồi dào, là phương tiện vận chuyển hàng hóa đến khắp nơi trên thế giới, là nguồn cung cấp các tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, là phương tiện giải trí và du lịch. Biển còn có tác dụng điều hòa khí hậu cho toàn cầu. Hơn hai phần ba hoạt động sinh học diễn ra ngay tại bờ biển và vùng cửa sông và đây cũng là vùng dễ tổn thương nhất. Sự phát triển của dân cư vùng ven biển đã tạo ra nhiều thay đổi vật lý, hóa học và sinh học cho môi trường biển.
So với sông, biển có lưu lượng dồi dào, lại thêm thủy triều và các dòng hải lưu nên khả năng tự làm sạch cao hơn. Tuy nhiên, với lượng lớn các chất độc thải ra biển cũng đã làm thay đổi hệ sinh thái ở đây.
* pH: bất cứ sự thay đổi pH nào cũng dẫn đến sự thay đổi hệ đệm, làm ảnh hưởng đến các sinh vật biển. Ngoài ra, độc tính còn do các tác nhân tạo nên trong quá trình tương tác trong môi trường biển.
* Dầu: có trong nước biển từ việc khai thác các giếng dầu, các sự cố xảy ra trong chuyên chở, bốc xếp. Dầu không tan trong nước mặn, chúng được hấp thụ trong đất sét, chất lơ lửng và lắng xuống đáy. Trong thành phần của dầu, ngoài các hydrocarbon còn có phenol, sulfur và nhiều chất độc cho sinh vật biển. Khi tiếp xúc với dầu, các sinh vật biển bị tổn thường, giảm số loài, dầu nặng còn gây cản trở hô hấp.
* Chất gây thối: tạo mùi khó chịu cho cá và các loài sinh vật khác.
* Chất dinh dưỡng: khi xây đập ngăn dòng sông, làm thay đổi cân bằng tự nhiên thì một lượng lớn phù sa bị cuốn ra biển. Hoạt động của các nhà máy nằm ven bờ biển cũng thải ra nhiều chất dinh dưỡng. Trong điều kiện cân bằng, khi tăng nồng độ chất dinh dưỡng, nhiều loài sẽ phát triển. Tuy nhiên, với lượng thải ồ ạt các
chất dinh dưỡng, hệ sinh thái biển sẽ bị phá hủy. Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái sẽ làm giảm năng suất và thay đổi sự phân bố của các loài ta mong muốn. Tại biển Địa Trung Hải và Biển Đen, nơi tiếp nhận nước thải từ các con sông chảy vào, chất dinh dưỡng đã làm phát triển mạnh thực vật nổi. Xác chết của thực vật nổi lắng dần xuống đáy và tích lũy lại do thiếu oxy cho quá trình phân giải làm ô nhiễm trầm trọng môi trường biển.
* Chất gây độc do nhiều nguồn gây ô nhiễm:
• Danh mục đen: gồm chất hữu cơ chứa halogen, phốt pho, thiếc, chì, các hợp chất của Cd, hóa chất tổng hợp không bị phân hủy, các chất đồng vị phóng xạ
• Danh mục xám: gồm các chất ít độc hơn như: kẽm, arsenic, antimon… Việc thải các chất này không bị cấm hoàn toàn nhưng chỉ với một lư?ng nhỏ cho phép. Ngoài ra, còn có nhiều độc chất trong quá trình thăm dò và khai thác dầu khí, mỏ?
• Dung dịch khoan: được thải ra trong quá trình thăm dò và khoan dầu. Thành phần của dung dịch khoan rất phong phú và đa dạng gồm muối vô cơ, chất hoạt động bề mặt, chất chống ăn mòn, chất diệt khuẩn và một số phụ gia đặc biệt thêm vào trong quá trình khoan. Ngoài ra còn có các KLN đi cùng với dung dịch khoan và mùn khoan như Hg, Cr, Zn, Cu, Pb và Ni. Nước vỉa luôn có hàm lượng kim loại thấp hơn so với chất thải của quá trình khoan.
• Nước thải khai thác: thành phần của nước thải trong quá trình khai thác dầu khí bao gồm muối hòa tan, hydrocarbon hòa tan hay keo tụ, chất hữu cơ hòa tan, vết kim loại, phụ gia của quá trình xử lý và khai thác, chất rắn lơ lửng. Tuy nhiên, ở khía cạnh môi trường, người ta chú ý nhiều đến tổng số dầu từ hydrocarbon và các thành phần của hợp chất hữu cơ thải ra biển, đặc biệt là thành phần của các hydrocarbon thơm.
• Chất hoạt động bề mặt: như fero - crom, crom, Na, Ca, lignosulfonate, sulfonate ligniter sulfo - methylate tanin và natri asphalt sulfonate được sử dụng làm phụ gia của dung dịch khoan. Chất hoạt động bề mặt còn được sử dụng rộng rãi để làm sạch mùn khoan, chất tẩy mỡ, chất ức chế ăn mòn và làm sạch rỉ sét.
• Chất diệt khuẩn: gồm những hợp chất được gọi bằng tên chung như aliphatic dialdehyte, các muối amon bậc bốn, phenol oxyalkylate diamin béo hay isotiazoline. Được sử dụng nhiều nhất là natri
hypochlorite. Muối biguanidine cũng được sử dụng rộng rãi và một số muối amonium bậc bốn cũng được sử dụng phổ biến. Thiazoline và các dẫn xuất của nó ít được sử dụng hơn. Việc sử dụng carbamat và thiocarbamat không được khuyến khích, còn pentachlorophenate và dichlorophenol bị cấm sử dụng.