Độc chất từ hoạt động nông nghiệp.

Một phần của tài liệu đôc học môi trương (Trang 38 - 39)

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, và cũng là một trong các cơ quan quan trọng nhất Do đó việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh gan rất quan trọng.

3.1.7. Độc chất từ hoạt động nông nghiệp.

Để tăng năng suất và phòng tránh dịch bệnh cho cây trồng, con người đã sử dụng nhiều loại phân bón hoá học và các loại thuốc BVTV cho nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng các chất dư thừa hoạc không được cây trồng hấp thụ đã ảnh hưởng tới chất lượng đất và sinh ra các chất độc ảnh hưởng tới cây trồng và sinh vật.

* Do phân bón hoá học.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy cây trồng chỉ sử dụng hữu hiệu tối đa 30% lượng phân bón vào đất. Phần còn lại sẽ bị rửa trôi theo nước hoặc nằm lại trên đất gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: Phân đạm rất dễ chuyển hoá thành NO-

3. Một phần NO-

3 sẽ được thực vật hấp thụ làm chất dinh dưỡng nhưng nếu tích luỹ quá nhiều NO3- sẽ sinh ra quá trình Nitrat (Khử NO3-).

Các vi sinh vật tạo nên nitrit (NO-

3) là chất theo dây chuyền thực phẩm đó vào động vật và ảnh hưởng tới sức khoẻ. Mặt khác các anion NO3- và NO2- ít bị hấp thụ trong đất, sẽ đi vào nước gây ô nhiễm nước.

Tổ chức yếu tố thế giới WHO khuyến nghị: hàm lượng NO3- sau không quá 300mg/kg rau hay 5mg/kg cơ thể người. ở một số vùng trồng rau của Việt Nam do chạy theo lợi nhuận nên nông dân dã bón quá nhiều phân đạm cho các loại rau quả.

VD: Cải bắp 867mg/kg, cà rốt 490mg/kg.

Trồng lân thường có khoảng 5%. H2SO4 tự do, khi đi vào môi trường đất sẽ làm giảm độ pH của đất, thành phần của phân supe lân cũng là muối của các axits.

* Đối với phân bón hợp chất tự nhiên (phân chuồng, phân bắc) trong phân có nhiều giun sán. Trong giun, sâu bọ, vi trùng và các mầm bệnh dễ lây lan. Khi bón vào đất chúng có điều kiện để phát triển làm ô nhiễm mô sinh thái qua lan tỳ trong nước → sức khoẻ con người. Mặt khác làm dạng phân hợp chất trong điều kiện yếm khí sẽ làm tăng quá trình khử, sinh ra các chất ô nhiễm như H2S, CH4 gây độc với các sinh vật, giảm pH.

* Các hoá chất bảo vệ TV.

HCBVTV là các hợp chất hoá học được tổng hợp để diệt trừ sinh vật gây hại cho cây trồng. Hiện nay chủng loại HCBVTV được sử dụng rất đa dạng trên thế giới và Việt Nam, ở một số nhóm.

Nhóm Clo hữu cơ. Đây là nhóm trừ sâu bệnh và cỏ dại đáng lo ngại nhất, vì chúng là những hợp chất hoá học bền vững trong môi trường tự nhiên và được tích luỹ trong dây chuyền thực phẩm của HST ở trong các mô dự trữ của sinh vật. Đại diện cho nhóm này là Eldrin, chlordane, DDT, lindane...

Nhóm lân hữu cơ: nhóm này có thời gian phân huỷ nhanh hơn nhóm do hữu cơ nhưng lại có tính độc cao hơn đối với người và động vật, nhóm này hiện được sử dụng rộng rãi nhất trong nông nghiệp. VD: Parthion, Malathion.., nhóm cácbonat, các hoá chất này thuộc loại ít bền vững trong môi trường nhưng lại có tính độc rất cao đối với người và động vật. VD: Sevin, Faradun mifcin.

Tính độc của HCBVTV đối với môi trường.

Sử dụng HCBVTV có liên quan trực tiếp đến môi trường đất và nước. Theo kết quả nghiên cứu thì phun thuốc cho cây trồng có tới trên 50% số thuốc phun ra bị rơi xuống đất. Thuốc tồn tại trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học của đất qua tác động của các yếu tố hoá lý. Sự tồn tại và vận chuyển của HCBVTV đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu trúc hoá học của hợp chất, loại thuốc, loại đất, điều kiện thời tiết, phương thức tưới tiêu và các vi sinh vật hiện có trong đất. Nhiều loại thuốc có bên trong đất do đó nó tích luỹ, chuyển hoá rất nhiều lại rất lâu trong môi trường đất.

Dư lượng nước bảo vệ TV: là những chất đặc thù tồn lưu trong lương thực và thực phẩm, trong sản phẩm nông nghiệp và trong thức ăn vật nuôi, mà do sử dụng HCBVTV gây nên. Những chất đặc thù này bao gồm dạng hợp chất ban đầu các dẫn suất đặc hiệu, sản phẩm phân giải, chuyển hoá trung gian, các sản phẩm phản ứng và các chất phụ gia có ý nghĩa về mặt độc lý. Dư lượng được tích luỹ mg 51kg nông sản hoặc mg/kg.

Tính độc của HCBVTV. + Gây hại cho động vật có ích.

+ Tiêu diệt hệ sinh vật, làm mất cân bằng sinh thái. + Nhiễm độc lâu dài.

Một phần của tài liệu đôc học môi trương (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w