2. Nhiễm độc chì mãn tính
4.1.2. Độc học của một số chấ tô nhiễm hữu cơ tồn lưu
4.1.2.1. Độc tính của hoá chất bảo vệ thực vật
Hoá chất bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hoá học được dùng để phòng và trừ sinh vật hại cây trồng và nông sản. Hoá chất bảo vệ thực vật gồn nhiều nhóm khác nhau như: Thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ bệnh dùng để trừ bệnh cây…Trừ một số trường hợp, còn nói chung mỗi nhóm thuốc chỉ có tác dụng đối với sinh vật gây hại thuộc nhóm đó. Hoá chất bảo vệ thực vật nhiều khi còn được gọi là thuốc trừ dịch hại và khái niệm này bao gồm cả thuốc trừ các loài ve, bét, rệp hại vật nuôi, thuốc làm rụng là cây, thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng.
Chủng loại hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng ở Việt nam rất đa dạng, nhưng hiện nay tập trung chủ yếu vào 3 nhóm chính:
• Nhóm clo hữu cơ: Đây là nhóm thuốc trừ sâu bệnh và cỏ dại đáng lo ngại nhất, vì chúng là những hợp chất hoá học rất bền vững trong môi trường tự nhiên và được tích luỹ trong dây chuyền thức ăn của HST, ở trong các mô dự trữ của sinh vật. Đại diện cho nhóm này là các hóa chất: Eldrin, Chlordane, DDT, Dielril, Heptachlor, Lindane, Hexachloro-hexane.
• Nhóm lân hữu cơ: Tiêu biểu lad Diazinon, Malathion, Parathion…Nhóm thuốc này có thời gian bán phân huỷ trong môi trường nhanh hơn nhóm clo hữu cơ, nhưng lại có tính độc cao hơn đối với người và động vật. Nhóm thuốc này hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất trong nông nghiệp.
• Nhóm cacbamat: Các hoá chất thuộc nhóm này thường ít bền vững trong môi trường tự nhiên, song cũng có tính độc rất cao đối với người và động vật. Các đại diện của nhóm này là: Sevin, Furadan, Bassa, Mipcin…
Tuy chủng loại nhiều như vậy, song do nông dân ở những vùng trồng lúa và đặc biệt ở vùng trồng rau, thường là theo thói quen, do sợ rủi ro và do thiếu hiểu biết về mức độ độc hại của hoá chất bảo vệ thực vật, nên chỉ dùng một số loại thuốc đã quen dùng, thường là nhừng loại thuốc có độ độc cao đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng như Monitor, Wofatox…
Ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khoẻ con người
Qua phân tích ở trên ta thấy hoá chất bảo vệ thực vật đã gây ra những xáo động hệ sinh thái nông nghiệp. Tuỳ từng trường hợp, các hoá chất bảo vệ thực vật có thể tác động ở những mức độ khác nhau đến các loài của các quần thể sinh vật và gây ra những biến đổi với những mức độ khác nhau đến cấu trúc quần xã. Hậu quả trực tiếp của những tác động nói trên đã gây ra khó khăn cho công tác bảo vệ thực vật. Việc sử dụng nhiều lần một loại thuốc đã dẫn đến tính kháng thuốc của vật gây bệnh, gây hiện tượng bùng phát dịch, xuất hiện những loại sâu hại mới đôi khi rất nguy hiểm. Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật với hàm lượng và độc tính cao đã tiêu diệt cả những loài thiên địch của sâu hại như ong mắt đỏ, ếch nhái, rắn, nhện…
Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ phun hoá chất bảo vệ thực vật lên mật độ của các loài thiên địch của sâu hại rau đã được tiến hành tại vùng trồng rau ở Mai Dịch (Từ Liêm) và Long Biên(Gia Lâm) Hà nội, Bắc Giang, Từ Sơn (Bắc Ninh), Quỳnh Lưu (Nghệ An), Nha Trang (Khánh Hoà) và một số vùng khác. Số lượng các thể thiên địch giảm theo cường độ phun thuốc. Những nơi phun với cường độ 4-5 ngày 1 lần phun thi số lượng cá thể thiên địch là 28 con/ 50 cây, còn ở những nơi có cường độ phun thấp hơn như ở Quỳnh Lưu thì số lượng thiên địch cao hơn khoảng 82 cá thể/ 50 cây.
Cá và những độnh vật thuỷ sinh sống trong môi trường có thể bị nhiễm độc, tại nơi phun hoặc do các thức ăn của chúng như thực vật, côn trùng, nước đã bị ô nhiễm từ trước. Hoá chất bảo vệ thực vật cùng ảnh hưởng tới vùng không sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật bằng việc rửa trôi, chảy tràn đến vùng cửa sông, ven biển hoặc những nơi ở khác của cá Sự nhiễm một số loại thuốc có thể gây phương hại tới khả năng sinh sản của động vật, làm giảm sức đề kháng và gây chết, làm rối loại quá trình trao đổi chất và làm thay đổi tập tính như sự di cư…Ngoài ra sự ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật liên quan đến sự bùng phát dịch bệnh như sốt rét, giun chỉ, viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết. Nguyên nhân là do hoá chất bảo vệ thực vật đã tiêu diệt các loài côn trùng trong nước như bọ gạo lớn và bọ gạo nhỏ. Các loại côn trùng này ăn thịt các loại bo gậy của các loại muỗi truyền bệnh.
Trong đất, hoá chất bảo vệ thực vật gây hại cho các loài có ích không phải là đối tượng phòng trừ, làm giảm hoạt tính sinh học của đất, làm cho đất dễ bị thoái hoá, giảm độ phì nhiêu.
Đối với con người hoá chất bảo vệ thực vật ảnh hưởng tới sức khoẻ con người qua ba con đường:
Qua tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật trong quá trình sử dụng. Hoá chất bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng tới da như ngứa ngáy, nổi mẩn, phồng rộp…
Qua hô hấp khi phun hoá chất bảo vệ thực vật. Nó sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh và hệ tiêu hoá như đau đầu ,chóng mặt, buồn nôn, chuột rút, mờ mắt, sùn bọt mép, kém ăn, mất ngủ, rối loạn sinh lý…
Qua đường tiêu hoá khi con người sử dung thực phẩn có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật. Nếu dư lượng lớn sẽ gây ngộ độc cấp tính có thể dẫn tới tử vong. Nừu dư lượng nhỏ nó sẽ tích tụ trong cơ thể con người và độc mãn tính như ung thư, quái thai, rối loạn quá trình sinh hoá trong cơ thể…
Hiện tượng ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể, như đầu tháng 1/1994, 41 người ở hai xã Khánh Bình và Nhơn Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang ăn cải bẹ bị ngộ độc phải đi cấp cứu tại cơ sở y tế xã Khánh Bình và bệnh viện Đồng Kỵ, trong đó có 17 người bị nặng. Đầu tháng 5 năm 1994 ở Bà Rịa - Vũng Tàu có 123 người ngộ độc thức ăn từ rau phải đi cấp cứu ở bệnh viện. Trong đó có 25 người phải rửa dạ dày, 19 người bị rất nặng. Ngày 7 tháng 5 năm 1997, tại xã Kim Lỗ, Đông Anh, 15 người bi ngộ độc do ăn phải rau có phun thuốc trừ sâu. Ngày 27 tháng 5 năm 1997, tại hai xã Vân Nội và Tiên Dương cũng của Đông Anh, 15 người bi ngộ độc do ăn phải rau có phun thuốc trừ sâu. Mội số thông tin tương tự ở các vùng khác nhau cũng được công bố trên các phương tiên thông tin và báo chí.