ĐỘC HỌC CỦA MỘT SỐ TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4.1 Độc học của một số tác nhân hoá học (4 tiết)

Một phần của tài liệu đôc học môi trương (Trang 58 - 60)

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, và cũng là một trong các cơ quan quan trọng nhất Do đó việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh gan rất quan trọng.

ĐỘC HỌC CỦA MỘT SỐ TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4.1 Độc học của một số tác nhân hoá học (4 tiết)

4.1. Độc học của một số tác nhân hoá học (4 tiết)

4.1.1. Độc học của một số kim loại nặng lên cơ thể (Hg,Pb,As...)(2 tiết) 4.1.1.1. Độc học của Thuỷ Ngân

Các con đường xâm nhập thủy ngân vào cơ thể người

- Qua hô hấp: Trong công nghiệp, Hg ngân thường xuyên xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp. Ví dụ

+ Hg kim loại bay hơi ở nhiết độ thường, mỗi khi để trong không khí nó làm ô nhiễm không khí môi trường xung quanh.

+ Nồng độ thủy ngân bốc ra phụ thuộc vào nhiệt độ không khí, bề mặt tiếp xúc của thủy ngân và mước độ thông gió của môi trường.

+ Khi thao tác bằng tay làm rơi vãi Hg, nó sẽ phân tán thành nhiều giọt, các giọt đó bám vào bụi lại phân tán nhỏ hơn nữa, làm cho diện tích tiếp xúc của thủy ngân với không khí tăng lên, tạo điều kiện cho nó bốc hơi và tham nhập vào cơ thể rất nguy hiểm.

- Qua da: Da cũng có khả năng hấp thụ Hg và hợp chất Hg tuy nhiên không mạnh bằng đường hô hấp. Mặt khác chất độc Hg bán trên da có thể vào cơ thể qua miệng. Ví dụ dùng tay trần chụm lại để giữi htủy ngân, sau khi Hg chảy đi nó còn để lại ôxit thủy ngân rất nhỏ mịn, mắt thường không nhìn tháy được, từ đó thủy ngân có thể vào cơ thể qua miệng.

- Qua tiêu hóa: Thủy ngân và các hợp chất của nó xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu qua tiêu hóa thức ăn. Khi sử người sử các thực phẩm như cá,tôm, cua ốc, chim,…có tích tụ mêtyl thủy ngân thí lượng chất độc đó sẽ qua quá trình tiêu hóa thức ăn đi vào máu và tích lũy tại các cơ quan trong cơ thể như gan, thận, não…

Phương thức chất độc đi vào cơ thể

- Hấp thụ

Thủy ngân kim loại chủ yếu vào cơ thể qua đường hô hấp. Gần 80% hơi Hg hít vào được giữ lại và thấm vào cơ thể tùy thuộc độ hòa tan của nó. Sau khi Hg vào cơ thể nó sẽ được máu hấp thụ và được đưa lên não gây ảnh hưởng tới hệ thần kin trung ương.

Giữa nồng độ thủy ngân trong không khí và thủy ngân trong cơ thể có mối tương quan. Theo kết quả của Smith và cộng tác viên, khi nồng độ thủy ngân trong không khí là 50µg/m3 tương ứng với nông độ Hg trong máu là 35µg/m3 và trong nước tiểu là 150 µg/m3.

Các hợp chất của thủy ngân đặc biệt là mêtyl thủy ngân được cơ thể hấp thụ chủ yếu qua đường tiêu hóa. Khi con người ăn nhưng thức ăn có chứa hợp chất của thủy ngân, chúng được hập thụ vào máu và chuyến đến một số cơ quan như: mêtyl thủy ngân hòa tan trong mỡ, phần chất béo của các màng và trong não tủy, tác động lên nhóm –SH của emzim, màng tế bào, thai nhi, nhiễm sắc thể thủy ngân vô cơ tích lũy trong thận.

Ví dụ về sự hấp thụ mêtyl thủy ngân do ăn cá biển. - Mêtyl thuỷ ngân trong máu

+ Người không ăn cá: < 5 µg/m3

+ Người ăn cá vừa phải: 10 –20 µg/m3

+ Người ăn nhiều cá: 100 – 200 µg/m3

- Mêtyl thủy ngân trong tóc + Người ăn ít cá: vài mg/kg

+ Người ăn nhiều cá: 20 –50 mg/kg

-Chuyển hóa và tích tụ

Sau khi vào cơ thể, Hg kim loại bị ôxi háo thành Hg 2+ và có thể kiên kết với các protêin của máu và các mô. Nếu đưa Hg vô cơ vào cơ thể qua tĩnh mạch, dưới da và miệng nó chủ yếu tích lũy ở thận. Tuy nhiên, khi cho súc vật tiếp xúc với hơi Hg kim loại thì não của chúng tích lũy Hg gấp 10 lần nhiều hơn so với muối Hg đưa vào tĩnh mạch.

Một số chuyển hóa của Hg và hợp chất của nó như sau:

- Trong máu: Trong khi Hg của hợp chất vô cơ chủ yếu kết hợp với prôtein huyết thanh thì Hg của hợp chất hữu cơ lai gắn vào hồng cầu.

- Trong thận: Hg tích lũy ở phần đầu xa của ống lượm gần và quai henlé, nó không tích lũy trong các cuộn tiểu cầu.

- Trong não: Hg khu trú nhiều trong tế bào thần kinh của chất xám

- Trong thai nhi: Thai nhi của phụ nữ nhiễm độc Hg sẽ tích lũy một lượng Hg nhất định ở não làm thai nhi kém phát triển về trí tuệ.

Đào thải.

Hg vô cơ sẽ được thải qua thận và kết tràng, một phần nhỏ được thải qua da và nước bọt. Người bị bệnh thận mà nhiễm thủy ngân thì sự đào thải bị ảnh hưởng. Quá trình đào thải Hg diễn ra rất chậm, ở thận quá trình đào thải diễn ra khoảng 70 – 80 ngày. Ngoài ra Hg có thể được đào thải qua tóc, mồ hôi, sữa và phân từ gan và ruột.

Hg và các hợp chất của Hg có ái lực với rất nhiều cơ quan trong cơ thể sinh vật, do đó lượng chất độc được đào thải có tỷ lệ rất nhỏ so với lương Hg bị tích tụ.

Độc tính của một số hợp chất thuỷ ngân

Hg và các hợp chất vô cơ cũng như hữu cơ của nó đều độc.

Hg là một chất độc với tế bào, tác dụng của nó rất phức tạp. Hg gây thoái hoá tổ chức, tạo thành các hợp chất protein rất dễ tan làm tê liệt chức năng của các nhóm thiol (-SH), các hệ thống men cơ bản và ôxi hoá - khử của tế bào.

Thở hít không khí có nồng độ Hg 1 mg/m3 trong thời gian dài có thể bị nhiễm độc(từ 1-3 mg/m3, có thể gây viêm phổi cấp tính).

Tiếp xúc lâu dài với nồng độ Hg 0,1 mg/m3 , có thể có nguy cơ nhiễm độc với triệu chứng cổ điển như run…

Số liệu nghiên cứu khác cho they Hg ở nồng độ thấp từ 0,06 – 0,1 mg/m3 gây các triệu chứng mất ngủ, ăn kém ngon.

Người tiếp xúc 8h/ ngày, trong 225 ngày lao động / năm với nồng độ từ 0,1 – 0,2 mg/m3 có triệu chứng run, với nồng độ khoảng 0,05mg/m3 có triệu chứng không đặc hiệu.

Clorua thuỷ ngân (HgCl2)

Một phần của tài liệu đôc học môi trương (Trang 58 - 60)