Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến số lá trên thân chính

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 33 - 37)

- Mức độ nhiễm sâu bệnh

3.1.3.Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến số lá trên thân chính

chính

Lá của cây cà chua thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 – 4 đôi lá chét, ngọn lá có 1 lá riêng gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa nông hay sâu tùy giống, phiến lá thường phủ lông tơ. Đặc tính lá của giống thường thể hiện đầy đủ sau khi cây có chùm hoa đầu tiên.

Sự tăng trưởng số lá có tương quan thuận với chiều dài thân chính, chiều dài thân chính tăng thì số lá trên thân chính tăng. Sự sinh trưởng, phát triển chiều dài thân chính và tăng trưởng số lá quyết định tốc độ che phủ luống. Sự tăng trưởng số lá trên thân chính cây cà chua của các công thức phân bón được thể hiện ở bảng 3.3

Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy:

+ Thời kỳ cây con: Ở thời kỳ này số lá ở các mức bón phối hợp kali và đạm dao động từ 6,47 đến 7,1 lá. Các mức bón có số lá trên thân chính lớn là 150K20&150N, 180K20&120N, 180K20&150N. Giữa các mức bón này không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thông kê.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến số lá trên thân chính qua các thời kỳ Đơn vị:lá Thời kỳ K20 N TB (K2O) 90N 120N 150N TKCC 120K2O 6,57 6,73 6,53 6,61a 150K2O 6,47 6,50 7,10 6,69a 180K2O 6,53 6,87 7,07 6,82b TB (N) 6,52a 6,7ab 6,9b LSD0,05(K20&N) = 0,35, LSD0,05(N)= 0,2, LSD0,05(K20)= 0,2 Cv% = 3,0 TKRH 90N 120N 150N 120K2O 12,40 12,53 12,77 12,57a 150K2O 12,93 12,47 13,63 13,01b 180K2O 13,30 13,63 13,63 13,52c TB (N) 12,88a 12,88a 13,34b LSD0.05(K20&N) = 0,63, LSD0,05(N)= 0,36, LSD0,05(K20)= 0,36 Cv% = 2,8 TKĐQ 90N 120N 150N 120K2O 15.30 15.43 15.47 15.4a 150K2O 15,93 15,50 16,60 16,01b 180K2O 16,63 16,53 16,63 16,6c TB (N) 15,96ab 15,82a 16,23b LSD0,05(K20&N) = 0,59, LSD0,05(N)= 0,34, LSD0,05(K20)= 0,34 Cv% = 2,2 TKC 90N 120N 150N 120K2O 19,57 19,43 19,57 19,52a 150K2O 20,13 19,50 21,67 20,43b 180K2O 21,10 21,33 21,50 21,31c TB (N) 20,27a 20,09a 20,91b LSD0,05(K20&N) = 0,71, LSD0,05(N)= 0,41, LSD0,05(K20)= 0,41 Cv% = 2,0

Ghi chú: Trong cùng một hàng các chữ cái khác nhau được biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P <0,05

- So sánh trung bình phân kali: Số lá trên thân chính ở các mức bón kali dao động trong khoảng từ 6,61 đến 6,82 lá. Mức bón 180K20 cho số lá lớn nhất là 6,82 lá và mức bón này có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với các mức bón còn lại, các mức 120K20 và 150K20 không có sự sai khác về mặt thống kê.

- So sánh trung bình phân đạm: Số lá trên thân chính của cây ở các mức bón đạm dao động từ 6,52 đến 6,9 lá và ở các mức bón đạm này không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.

+ Thời kỳ ra hoa: Số lá trên thân chính ở các mức bón phối hợp kali và đạm trong thời kỳ này dao động từ 12,4 lá đến 13,6 lá.. Các mức 150K20&150N, 180K20&90N, 180K20&120N, 180K20&150N có số lá trên thân chính lớn và giữa các mức này không có sự sai khác về mặt thống kê.

- So sánh trung bình phân kali: Số lá trên thân chính ở các mức bón phối hợp kali và đạm dao động từ ở mức bón 120K20 có số lá nhỏ nhất và có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê so với 2 mức bón còn lại. Ở mức bón 180K20 có số lá lớn nhất là 13,52 lá, còn mức bón 120K20 là thấp nhất với 12,57 lá.

- So sánh trung bình phân đạm: Số lá trung bình ở các mức bón đạm khác nhau dao động trong khoảng từ 12,88 đến 13,34 lá. Ở mức bón 150N có số lá lớn nhất và có sự sai khác ý nghĩa với hai mức bón còn lại, ở hai mức bón 90N và 120N có số lá trung bình là bằng nhau (13,88 lá).

+ Thời kỳ đậu quả: Số lá ở các mức bón phối hợp kali và đạm dao động từ 15,3 đến 16,63 lá. Các mức bón có số lá lớn là 150K20&150N, 180K20&90N, 180K20&120N, 180K20&150N. Giữa các mức bón này không có sự sai khác về mặt thống kê.

- So sánh trung bình phân kali: Số lá trên thân chính ở các mức bón kali khác nhau dao động trong khoảng từ 15,4 đến 16,6 lá. Ở mức bón 120K20 có số lá trên thân chính nhỏ nhất và có sự sai khác ý nghĩa với các mức bón còn lại. Mức bón 180K20 có số lá trên thân chính lớn nhất là 16,6 lá.

- So sánh trung bình phân đạm: Ở các mức bón đạm khác nhau có số lá dao động từ 15,82 đến 16,23 lá và các mức bón đạm này không có sự sai khác về mặt thống kê.

+ Thời kỳ chín: Các mức bón phối hợp kali và đạm có số lá trên thân chính dao động trong khoảng 19,43 đến 21,67 lá. Các mức bón 150K20&150N, 180K20&90N, 180K20&120N, 180K20&150N có số lá lớn hơn và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống với các mức bón còn lại.

- So sánh trung bình phân kali: Ở mức bón 180K20 có số lá lớn hơn và có sự sai khác ý nghĩa với các mức bón còn lại. Mức bón 120K20 có số lá trên thân chính thấp nhất là 15,52 lá, mức bón 180K20 là lớn nhất với 31,31 lá.

- So sánh trung bình phân đạm: Số lá ở các mức bón đạm dao động từ 20,27 đến 20,91 lá. Ở mức bón 150N có số lá lớn nhất là 20,91 lá và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với hai mức bón còn lại. Còn các mức bón 90N và 120N có số lá không có sự sai khác về mặt thống kê.

Như vậy, ở các mức bón phối hợp kali và đạm đã có ảnh hưởng khác nhau đến số lá trên thân chính của giống cà chua Hồng qua các thời kỳ. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa đánh giá được sự hình thành quả và ảnh hưởng đến năng suất cá thể của các mức bón phối hợp kali và đạm sau này.

Hình 3.2 Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến số lá thân chính của cây cà chua qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 33 - 37)