Khối lượng trung bình quả

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 48)

- Mức độ nhiễm sâu bệnh

3.3.3.2. Khối lượng trung bình quả

Khối lượng quả trên cây chịu ảnh hưởng rất lớn của các biện phát kỷ thuật chăm sóc: Phân bón, tưới nước và điều kiện ngoại cảnh tác động. Nhiệt độ thấp có lợi cho sự phát triển của quả, ở nhiệt độ 18,30C kích cỡ quả giảm so với ở nhiệt độ thấp hơn ở đối với tất cả giống nghiên cứu (Tiwari Choudhury, 1993) [15]. Nhiệt độ trên 350C ngăn cản sự phát triển của quả và làm giảm kích cỡ quả rõ rệt (Kuo và cs, 1998) [14].

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến khối lượng trung bình quả Đơn vị: g Chỉ tiêu K20 90N 120NN 150N TB (K2O) Khối lượng trung bình quả 120K2O 52,46 53,73 54,40 53,53a 150K2O 53,79 59,59 74,61 62,66b 180K2O 67,44 60,62 58,44 62,17b TB (N) 57,90a 57,98a 62,48b LSD0,05(K20&N) = 3,3 , LSD0,05(K20) = 1,92, LSD0,05(N) = 1,92 Cv% = 3,2

Ghi chú: Trong cùng một hàng các chữ cái khác nhau được biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P <0,05

Khối lượng trung bình quả ở các mức bón phối hợp kali và đạm dao động từ 52,46 (g) đến 74,61 (g), những công thức có số lượng quả nhiều, khối lượng trung bình quả cao thì năng suất cá thể sẽ lớn. Ở mức bón 150K20&150N có khối lượng trung bình quả tốt nhất là 74,61 (g) và ở mức bón này có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống với các mức bón còn lại. Các mức bón 120K20&90N, 120K20&120N, 120K20&150N, 150K20&90N có khối lượng trung bình quả nhỏ và giữa các mức bón này không có sự sai khác về mặt thống kê.

- So sánh trung bình phân kali: Khối lượng trung bình quả ở các mức bón kali dao động trong khoảng từ 53,53 đến 62,66 (g). Mức bón 120K20 có khối lượng trung bình quả nhỏ nhất là 53,53 (g) và có sự sai khác về mặt thống kê với các mức bón còn lại. Các mức bón 150K20 và 180K20 không có sự sai khác về mặt thống kê.

- So sánh trung bình phân đạm: Ở các mức bón đạm có khối lượng trung bình quả dao động trong khoảng từ 57,90 đến 62,48 (g). Ở mức bón 150N có khối lượng trung bình quả lớn nhất là 62,48 (g) và ở mức bón này có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống với các mức bón còn lại. Các mức bón 90N và 120N có khối lượng trung bình quả nhỏ và hai mức bón này không có sự sai khác về mặt thống kê.

Hình 3.7 Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến khối lượng trung bình quả

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w