Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến bệnh hại cà chua.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 39 - 41)

- Mức độ nhiễm sâu bệnh

3.2.2. Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến bệnh hại cà chua.

Cây cà chua thường bị một số sâu bệnh như: Sâu xanh, sâu xám, sâu khoang… Trong thực tiến đợt trồng này số sâu hại trên cây cà chua ít và ảnh hưởng ít đến cây cà chua. Trong quá trình thực tiễn trồng trọt thì cây cà chua chỉ thấy xuất hiện sâu xanh, còn các loại sâu khác không thấy xuất hiện.

Sâu xanh (Helicoverpa amigerra) phát sinh gây hại quanh năm, sâu non phá hại búp non, nụ hoa, hay đục vào thân. Sâu phá hoại đặc biệt nghiêm trọng trong thời kỳ ra hoa, sâu đục lỗ từ giữa trái vào, vết đục gọn, đục đến đâu đùn phân ra đến đó, một nữa thân nằm ở bên ngoài, với vết đục đó thì quả bị thối do nấm. Sâu xanh xuất hiện ở tất cả các công thức thí nghiệm, trong đó công thức bị sâu xanh pha hại nặng nhấ là CT7 (4,35 con/m2), tiếp đến là CT3 (2,94 con/m2), công thức bị sâu phá hại nhẹ nhất là CT2 (2,86 con/m2). Dưới đây là bảng tỷ sâu xanh phá hoại ở các công thức phân bón.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến sâu hại cà chua Đơn vị: con/m2

Công thức Sâu xanh (con/m2)

CT1 1,24 CT2 0,26 CT3 2,94 CT4 2,86 CT5 1,90 CT6 2,12 CT7 4,35 CT8 1,26 CT9 1,28

3.2.2. Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến bệnh hại càchua. chua.

Cà chua là loại cây dễ bị nhiễm bệnh do virút, nấm, vi khuẩn. Khi cà chua đã bị bệnh thì hầu như phải phá bỏ không cho thu hoạch. Bệnh cây cà chua phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chế độ chăm sóc, cách bón phân,... Vì vậy, phòng bệnh cho cây cà chua là vấn đề rất cần thiết. Lượng phân kali và đạm khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhiễm bệnh của cây cà chua. Nếu lượng đạm quá nhiều thì cây rất dễ bị nhiễm bệnh, nhưng nếu lượng đạm ít sẽ gây suy giảm năng suất.

Bệnh sương mai do nấm (Phytophthora infestans (Mon.) de Bary) gây ra. Bệnh phát triển ở nhiệt độ < 100C và > 280C và độ ẩm là 76%, bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở rìa lá tạo thành vết xám màu nhạt, sau đó lan rộng vào phiến lá. Phần giữa vết bệnh chuyển màu nâu đen cà xung quanh vết bệnh thường có lớp cành bào tử màu trắng xốp như sương mai làm cho lá bị chết lụi nhanh chóng. Bệnh làm cho thân cành thối mềm và dễ gãy gục cây. Thực tế trên đổng ruộng thì ở giai đoạn sau khi ra quả đợt 3 toàn bộ cây cà chua đã bị nhiễm bệnh và sau đó đã bị chết rụi. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho năng suất cá thể của cây trồng bị giảm sút nghiêm trọng.

Bệnh xoăn lá do virut gây ra thường xuất hiện trong vụ cà chua sớm hoặc vụ Xuân Hè, lúc có nhiệt độ và ẩm độ cao. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là thực hiện nghiêm ngặt chế độ luân canh, không trồng cà chua trên ruộng trước đây đã trồng cây họ cà. Vệ sinh đồng ruộng kỹ trước khi làm đất, gieo trồng. Khi phát hiện cây bị bệnh phải nhổ bỏ. Qua quá trình trồng thì công thức CT8 là có số cây bị bệnh xoăn lá nhiều nhất (9,63%), tiếp đến là các công thức CT5, CT7 (7,22%), còn các công thức CT3, CT4, CT6, CT9 không thấy xuất hiện bệnh.

Bệnh héo xanh do vi khuẩn Do pseudomonas solanacearum gây hại. Đây là loại bệnh quan trọng đối với cà chua ở vùng nhiệt đới ẩm. Vi khuẩn còn gây hại nhiều cây trồng khác như chuối, khoai tây, bông vải, thuốc lá, cà tím... Và tồn tại lâu dài trong đất, lan truyền theo nước tưới và xâm nhập vào cây qua vết thương và di chuyển vào trong bó mạch. Bệnh thường xảy ra vào lúc cây đang tăng trưởng, ra hoa và đậu quả, xuất hiện rải rác trên từng đám ruộng, gây hại

nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm đất cao. Trên cây thường các lá non ở ngọn bị héo trước vào buổi trưa nắng. Triệu chứng héo cả cây tiếp diễn nhanh sau 1-2 ngày khi điều kiện khí hậu thuận lợi và cây sẽ chết hoàn toàn khi lá vẫn còn xanh. Nếu bệnh diễn biến chậm, rễ bất định xuất hiện nhiều trên tân, chẻ thân , mô mạch phần thân dưới và rễ hoá nâu. Cắt ngang thân, rễ cây bệnh và nhúng vào nước sẽ thấy dòng vi khuẩn màu trắng đục trào ra từ mạch dẫn. Công thức có tỷ lệ bị bệnh nhiều nhất là CT9 (7,22%), còn các công thức CT1, CT2, CT4, CT6, CT7, CT8 không thấy xuất hiện bệnh.

Như vậy, ở các mức bón phối hợp kali và đạm đã có ảnh hưởng khác nhau đến tình hình sâu bệnh hại cây cà chua. Để hạn chế được sâu bệnh hại cần áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp cũng như thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại một cách tổng hợp.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến bệnh hại cà chua

Công thức Bệnh xoăn lá (%số cây) Bệnh mốc sương(cấp từ 1-9) Bệnh héo xanh (%số cây)

CT1 1,2 9 0 CT2 3,61 9 0 CT3 0 9 3,61 CT4 0 9 0 CT5 7,22 9 3,61 CT6 0 9 0 CT7 7,22 9 0 CT8 9,63 9 0 CT9 0 9 7,22

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w