KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 52 - 53)

- Mức độ nhiễm sâu bệnh

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu và nhận xét trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Các mức bón phối hợp kali và đạm đã có ảnh hưởng khác nhau tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cá thể của giống cà chua Hồng, cụ thể:

1. Chiều cao thân chính ở các mức bón phối hợp kali và đạm có sự tăng trưởng mạnh qua các thời kỳ. Qua bốn thời kỳ thì các mức bón 150K20&150N (CT6) và 180K20&150N (CT9) có chiều cao thân chính là cao.

2. Số lá trên thân chính ở các mức phân bón phối hợp giữa kali và đạm dao động khá nhỏ, ở các thời kỳ khác nhau ở các mức bón 150K20&150N (CT6) và 180K20&90N (CT7), 180K20&120N (CT8), 180K20&150N thường có số lá bình quân trên thân chính là lớn.

3. Trong quá trình thực tiến trồng để đảm bảo cho sự ra hoa tập trung và năng suất cao nhất, chúng tôi đã tiến hành tỉa bớt cành. Tuy nhiên, số lượng cành vẫn có sự sai khác giữa các mức bón phối hợp giữa kali và đạm. Ở mức bón 150K20&150N (CT6) có số cành cấp 1 cao nhất.

4. Trong thực tiễn đợt trồng vừa qua, số lượng các loại sâu hại là không nhiều, nhưng cây cà chua lại bị bệnh hại rất nặng đặc biệt là bệnh sương mai.

5. Sự ra hoa của cây tốt nhất ở mức bón 180K20&120N (CT8) là tốt nhất với 62,60 hoa/cây, tiếp đến là mức bón 150K20&90N (CT4) với 60,03 hoa/cây.

6. Tỷ lệ đậu quả ở các mức bón phối hợp kali và đạm là khá thấp. Mức bón 150K20&120N có tỷ lệ đậu quả tốt nhất với 34,98%.

7. Qua nghiên cứu đã tìm được mức bón 150K20&150N (CT6) là có khối lượng trung bình quả và sản lượng cá thể cao nhất. Sản lượng cá thể đạt cao nhất ở mức bón 150K20&150N (CT6) là 1358,05 (g).

2. Kiến nghị

- Cần có những nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của đạm và kali, lân và kali để tìm ra mức phân bón tối ưu đối các giống cà chua Hồng nhằm khuyến cáo cho bà con nông dân áp dụng vào quy trình sản xuất, để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 52 - 53)