Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến sự hoa trên cây

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 42 - 44)

- Mức độ nhiễm sâu bệnh

3.3.1.Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến sự hoa trên cây

cây

Hoa cà chua mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Sự thụ phấn chéo ở cây cà chua khó xảy ra vì hoa cà chua tiết nhiều tiết tố chứa các alkaloid độc nên không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được. ngoài ra, tỷ lệ thụ phấn chéo ở cây cà chua còn phụ thuộc vào cấu tạo của hoa, giống và thời vụ gieo trồng.

Màu sắc của cánh hoa thay đổi theo quá trình phát triển từ vàng xanh, vàng tươi đến vàng úa. Hoa cà chua mọc thành chùm, hoa đính vào chùm bởi cuống ngắn. Một lớp tế bào…, hình thành ở cuống hoa, tại đó phình to, khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi (nhiệt độ, ẩm độ, chất dinh dưỡng…) sẽ thúc đẩy quá trình hình thành tầng rời cuống hoa, lớp tế bào này sẽ khô héo và chết dần dẫn đến hoa bị rơi rụng khỏi chùm trong quá trình ra hoa của hoa. Áp dụng các biện phát kỹ thuật tiên tiến cũng nhằm mục đích giảm thấp hiện tượng hình thành tầng rơi.

Sự ra hoa của cây cà chua phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu, nhiệt độ. Nếu gặp điều kiện thời tiết tốt như nắng nhẹ, gió nhẹ, nhiệt độ thời tiết trong khoảng 25 – 300C thì hoa trên cây sẽ nhiều, số hoa tập trung và tỷ lệ đậu quả sẽ rất cao. Số lượng hoa trên chùm thay đổi tùy giống, phân bón, thời tiết, thường từ 5 – 20 hoa.

Theo Tạ Thu Cúc (2006), quá trình phân hóa mầm hoa chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, chất dinh dưỡng và kỹ thuật chăm sóc. Thời kỳ ra hoa cây cà chua rất mẫn cảm với nhiệt độ. Điều kiện cần thiết cho quá trình phân hóa mầm hoa là nhiệt độ ban ngày từ 20 – 250C, nhiệt độ ban đêm 150C, độ ẩm đất từ 65 – 70%, độ ẩm không khí là 55 – 65%, cường độ ánh sáng tối thiểu là 4000 lux, khi nhiệt độ 200C thì hoa to, tỷ lệ đậu quả cao [2].

Số hoa trên cây là đặc tính di truyền của giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác trong đó có yếu tố phân bón.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến sự ra hoa trên cây Đơn vị: Hoa/cây Chỉ tiêu K20 N TB (K2O) 90N 120N 150N Tổng số hoa 120K2O 41,30 56,93 50,40 49,54a 150K2O 60,03 36,03 52,97 49,68a 180K2O 55,60 62,60 42,90 53,70b TB (N) 52,31b 51,86b 48,76a LSD0,05(K20&N) = 3,00, LSD0,05(N) = 1,73, LSD0,05(K20)= 1,73 Cv% = 3,4

Ghi chú: Trong cùng một hàng các chữ cái khác nhau được biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P <0,05

Theo kết quả của bảng 3.7 cho thấy, số hoa bình quân của các mức bón kết hợp kali và đạm có dao động từ 36,03 (hoa/cây) đến 62,60 (hoa/cây). Mức bón 150K20&120N là mức có số hoa bình quân trên cây thấp nhất với 36,03 (hoa/cây). Hai mức bón 150K20&90N và 180K20&120N có số hoa nhiều hơn các mức bón còn lại và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với các mức bón còn laị.

- So sánh trung bình phân kali: Mức bón 180K20 có số hoa lớn nhất với 53,70 hoa, còn mức bón 120K20 là nhỏ nhất với 49,54 hoa. Ở mức bón 180K20 có tổng số hoa có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê so với các mức bón còn lại. Các mức bón 120K20 và 150K20 không có sự sai khác về mặt thống kê.

- So sánh trung bình phân đạm: Số hoa ở các mức bón đạm khác nhau dao động trong khoảng từ 48,76 đến 52,51 hoa/cây. Ở mức bón 150N có số hoa ít nhất là 48,76 hoa/cây và mức bón này có số hoa có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các mức bón còn lại. Các mức bón 90N và 120N không có sự sai khác về mặt thống kê.

Hình 3.4 Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến sự ra hoa

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 42 - 44)