Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp giữa kali và đạm đến tỷ lệ đậu quả của cây cà chua

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 44 - 46)

- Mức độ nhiễm sâu bệnh

3.3.2.Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp giữa kali và đạm đến tỷ lệ đậu quả của cây cà chua

quả của cây cà chua

Tỷ lệ đậu quả là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng quyết định đến số quả trên cây. Cà chua là loài có khả năng ra nhiều hoa, số hoa trên chùm của cà chua biến động từ 5 – 20 hoa, thông thường số hoa trên chùm từ 5 – 7 hoa, tỷ lệ đậu quả không cao, đặc biệt gieo trồng trong điều kiện bất thuận nên ảnh hưởng đến năng suất. Nguyên nhân dẫn đến rụng nụ, rụng hoa rất phức tạp song chủ yếu là do hình thành tầng rời ở cuống lá, lớp tế bào ở đó bị chết làm cho hoa rời khỏi chùm [1].

Điều kiên ngoại cảnh cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ra hoa, đậu quả. Lượng mưa quá nhiều trong thời kỳ nở hoa có hại cho qá trình thụ phấn, thụ tinh do tác động cơ học trực tiếp lên hoa. Lượng mưa trong thời kỳ nở hoa làm tăng hiện tượng rụng nụ và giảm tỷ lệ đậu quả đến 1/3 so với khi thời tiết tốt. Nhiệt độ ảnh đến khả năng ra hoa, đậu quả. Mức độ đậu quả cao ở 18 – 200C. Đậu quả kém khi nhiệt độ ngày tối đa trên 380C trong 59 ngày trước nở hoa 1-3 ngày. Ẩm độ cao và nhiệt độ cao cây dễ bị bệnh, gây trở ngại cho việc thụ tinh, thụ phấn dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp.

Phân bón cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả của cây cà chua, đặc biệt là phân đạm có ảnh lớn trong thời kỳ ra hoa và đậu quả, trong điều kiện thời tiết âm u, ruộng cà chua không đủ ánh sáng bón nhiều đạm sẽ làm cho tỷ lệ đậu quả thấp. Thực tế trong sản xuất năm 2012, vào thời kỳ đậu quả nhiệt độ không thích hợp nên tỷ lệ đậu không cao, số hoa, số quả ít và quả nhỏ.

Từ bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ đậu quả của các công thức phân bón dao động trong khoảng từ 13,01 đến 34,98. Trong đó công thức CT5 có tỷ lệ đậu quả cao nhất với 34,98%, tiếp đến là công thức CT6 với 34,43%, công thức CT2 có tỷ lệ đậu quả thấp nhất với 13,01%.

Như vậy, các công thức bón phối hợp kali và đạm đã có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ đậu quả của giống cà chua Hồng. Công thức CT5 (150K20&120N) có tỷ lệ đậu quả tốt nhất.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến tỷ lệ đậu quả Chỉ tiêu

Công thức Tỷ lệ đậu quả (%)

CT1 14,25 CT2 13,01 CT3 16,87 CT4 14,39 CT5 34,98 CT6 34,43 CT7 26,45 CT8 15,42 CT9 19,04

Hình 3.5 Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến tỷ lệ đậu quả của cà chua

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 44 - 46)