Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến chiều cao thân chính

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 29 - 33)

- Mức độ nhiễm sâu bệnh

3.1.2.Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến chiều cao thân chính

chính

Thân cà chua đóng vai trò là nơi vận chyển chất trung gian từ rễ về lá, quả và vận chuyển sản phẩm đồng hóa từ lá vào quả. Sự sinh trưởng chiều cao thân cà chua phản ánh khả năng tích lũy chất khô và sự di truyền của giống. Vì vậy sự tăng trưởng chiều cao thân cà chua có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cà chua. Tốc độ tăng trưởng về chiều cao qua các thời kỳ được thể hiện qua bảng 3.2

Số liệu trong bảng 3.2. cho thấy:

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đều biến thiên theo quy tắc chung, tốc độ tăng dần theo các thời kỳ sinh trưởng và đạt cao ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa cho đến thời kỳ quả bắt đầu chín, thời kỳ này cây sinh trưởng mạnh nhất, cây vươn cao nhanh và ra hoa nhiều.

+ Thời kỳ cây con: Chiều cao cây của các mức bón phối hợp kali và đạm dao động ở khoảng từ 22,76 – 25,90 cm. Các mức bón có chiều cao cây cao là 150K20&150N, 180K20&150N. Giữa hai mức bón này không có sự sai khác về mặt thống kê.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến chiều cao thân chính của cà chua

Thời kỳ K20 N TB (K2O) 90N 120N 150N TKCC 120K2O 22,92 23,57 23,28 23,26a 150K2O 22,76 22,90 25,90 23,85ab 180K2O 22,81 24,31 24,91 24,04b TB (N) 22,83a 23,59b 24,7c LSD0,05(K20&N) = 1,27, LSD0,05(N)=0,73 , LSD0,05(K20) = 0,73 Cv% = 3,1 TKRH 90N 120N 150N 120K2O 40,09 46,43 47,97 44,83a 150K2O 49,50 43,54 60,61 51,22b 180K2O 52,72 55,36 57,95 55,35c TB (N) 47,44a 48,44a 55,51b LSD0,05(K20&N) = 4,84, LSD0,05(N)= 2,97, LSD0,05(K20)= 2,97 Cv% = 5,5 TKĐQ 90N 120N 150N 120K2O 63,77 71,69 73,63 66,70a 150K2O 75,48 66,35 91,60 77,81b 180K2O 80,29 86,03 89,91 85,41c TB (N) 73,18a 74,69a 85,05b LSD0,05(K20&N) = 5,08, LSD0,05(N) = 2,93, LSD0,05(K20) = 2,93 Cv% =3,8 TKC 90N 120N 150N 120K2O 91,46 96,82 97,85 95,38a 150K2O 101,12 93,29 116,01 103,47b 180K2O 106,43 109,30 112,42 109,38c TB (N) 99,67a 99,80a 108,76b LSD0,05(K20&N) = 5,15, LSD0,05(N) = 2,98, LSD0,05(K20)= 2,98 Cv% = 2,9

Ghi chú: Trong cùng một hàng các chữ cái khác nhau được biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P <0,05

- So sánh trung bình phân kali: Ở các mức bón kali khác nhau thì chiều cao cây dao động từ khoảng 23,26 đến 24,04 cm. Chiều cao cây ở các mức bón kali ở thời kỳ cây con không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.

- So sánh trung bình phân đạm: Từ kết quả bảng 3.2 cho thấy ở các mức bón đạm khác nhau có chiều cao cây dao động từ 22,82 đến 24,7 cm. Cụ thể, ở mức bón 150N cho chiều cao cây cao nhất là 24,7 cm và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các công thức còn lại. Mức bón 90N có chiều cao thấp nhất là 22,83 cm.

+ Thời kỳ ra hoa: Chiều cao thân chính ở các mức bón phối hợp kali và đạm dao động trong khoảng từ 40,09 đến 60,61 cm. Các mức bón 150K20&150N và 180K20&150N có chiều cao cây cao. Các mức bón 120K20&90N và 180K20&120N có chiều cao cây thấp.

- So sánh trung bình phân kali: Chiều cao thân chính ở các mức bón kali dao động trong khoảng từ 44,83 cm đến 55,35 cm. Ở mức bón 180K20 cho chiều cao cây cao nhất là 55,35 cm và mức bón này có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với hai mức bón còn lại. Mức bón 120K20 cho kết quả nhỏ nhất là 44,83 cm.

- So sánh trung bình phân đạm: Chiều cao cây ở các mức bón đạm dao động từ 47,44 đến 55,51 cm, mức bón 150N có chiều cao cây cao nhất và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các mức bón đạm còn lại. Chiều cao cây ở các mức bón 90N, 120N không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.

+ Thời kỳ đậu quả: Các mức bón phối hợp kali và đạm có chiều cây dao động từ 63,77 đến 91,60 cm. Các mức bón 120K20&90N, 150K20&120N có chiều cao cây nhỏ hơn và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với các mức bón còn lại. Ở các mức bón có chiều cao cây cao là 150K20&150N và 180K20&150N.

- So sánh trung bình phân kali: Chiều cao cây ở các mức bón kali thời kỳ này dao động trong khoảng từ 66,70 đến 85,41 cm. Ở mức bón 180K20 đạt chiều cao cây cao nhất là 85,41 cm và ở mức bón này có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các mức bón còn lại. Còn mức bón 120K20 có chiều cao cây thấp nhất với 66,70 cm.

- So sánh trung bình phân đạm: Ở các mức bón đạm khác nhau có chiều cao cây trung bình dao động từ 73,18 đến 85,05 cm. Mức bón 150N có chiều cao cây trung bình cao nhất và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các mức bón còn lại. Còn ở các mức bón 90N và 120N không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thồng kê.

+ Thời kỳ chín: Chiều cao cây ở các mức bón phối hợp kali và đạm dao động trong khoảng 92,2 đến 116,01 cm. Ở các mức bón 150K20&150N, 180K20&150N có chiều cao cây cao và giữa hai mức bón này không có sự sai khác về mặt thống kê.

- So sánh trung bình phân kali: Chiều cao cây ở các mức bón kali dao động từ 95,38 cm đến 109,38 cm. Ở mức bón 180K20 có chiều cao cây lớn nhất là 109,38 cm và ở mức bón này có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với hai mức bón còn lại. Mức bón 120K20 có chiều cao cây thấp nhất là 95,38 cm,

- So sánh trung bình phân đạm: Ở các mức bón đạm khác nhau có chiều cao cây dao động từ 99,67 đến 108,76 cm. Mức bón 150N có chiều cao cây lớn nhất là 108,76 cm và ở mức bón này có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các mức bón còn lại. Còn ở các mức bón 90N và 120N không có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê.

Như vậy, ở các mức bón phối hợp kali và đạm đã có ảnh hưởng khác nhau đến chiều cao thân chính của giống cà chua Hồng qua các thời kỳ.

Hình 3.1 Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến chiều cao cây qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 29 - 33)