Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến số cành cấp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 37 - 38)

- Mức độ nhiễm sâu bệnh

3.1.4.Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến số cành cấp

Cành cấp 1 liên quan trực tiếp đến số hoa và số quả của cà chua. sCó 50% - 70% số hoa cà chua tập trung ở cành cấp 1 của cây. Tốc độ phát triển thân chính có liên quan chặt chẽ đến tốc độ sinh trưởng cành cấp 1. Thân chính phát triển nhanh khi khả năng phát triển thân chính cũng mạnh. Nếu thân chính sinh trưởng yếu thì số cành cấp 1 xuất hiện muộn thậm chí là không xuất hiện sẽ gây ảnh hưởng lớn đến năng suất cà chua. Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển trên thân cây cà chua đều có khả năng phát triển thành chồi. Các chồi nách khi trưởng thành đều có khả năng ra hoa và quả. Nhưng sự sinh trưởng, phát triển, khả năng ra hoa, quả, thay đổi theo vị trí của cây. Theo quy luật vị trí cành nằm ở sát ngay dưới chùm hoa thứ nhất của thân chính sẽ cho sản lượng tương đương với thân chính.

Tuy nhiên, trong thực tiển sản xuất để thân chính và cành dưới chùm hoa đầu tiên sẽ cho năng suất cao nhất, thì trong quá trình trồng tiến hành tỉa bỏ cành kịp thời sẽ tập trung dinh dưỡng để ra hoa tạo quả, đồng thời có thể tăng được mật độ trên đơn vị diện tích, tạo tiểu khí hậu trên đồng ruộng, hạn chế sâu bệnh gây hại. Trong thực tiễn đợt trồng thí nghiệm ở vụ Đông Xuân năm 2011, đã tiến hành tỉa cành cấp 1 cho các cây cà chua, mỗi cây thường để từ 2-3 cành cấp 1 tùy vào sự sinh trưởng, phát triển của mỗi cây để mang lại năng suất cao nhất.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến số cành cấp 1 của cây cà chua

Chỉ tiêu K20 N TB (K2O) 90N 120N 150N Tổng số cành cấp 1 120K2O 1,83 2,13 2,63 2,20a 150K2O 2,57 3,03 3,37 2,99b 180K2O 3,13 2,93 2,33 2,80b TB (N) 2,51a 2,70a 2,78a LSD0,05(K20&N) = 0,1, LSD0,05(N) = 0,58, LSD0,05(K20) = 0,58 Cv% = 3,4

Ghi chú: Trong cùng một hàng các chữ cái khác nhau được biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức P <0,05

Qua bảng số liêụ 3.4 cho thấy:

Số cành cấp 1 của các mức bón phối hợp giữa kali và đạm dao động từ 1,83 đến 3,37 cành. Mức bón 150K20&150N có số cành cấp 1 cao nhất là 3,37 cành và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các công thức còn lại. Mức bón 120K20&90N có số cành cấp 1 nhỏ nhất là 1,83 cành.

- So sánh trung bình phân kali: Ở các mức bón kali khác nhau thì số cành cấp 1 dao động trong khoảng từ 2,20 đến 2,99 cành. Ở mức bón 120K20 có số cành cấp 1 ít nhất là 2,20 cành và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với các mức bón còn lại. Số cành cấp 1 ở các mức bón 150K20 và 180K20 không có sự sai khác về mặt thống kê.

- So sánh trung bình phân đạm: Số cành cấp 1 ở các mức đạm dao động trong khoảng từ 2,51 đến 2,78 cành. Tuy nhiên, ở các mức bón đạm này không có sự sai khác về mặt thống kê.

Hình 3.3 Ảnh hưởng của các mức bón phối hợp kali và đạm đến số cành cấp 1

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phối hợp kali và đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cà chua hồng trong vụ Đông xuân tại Nghi Lộc Nghệ An: Luận văn tốt nghiệp Đại học Hoàng Văn Tao; Nghd.: ThS. Nguyễn Hữu Hiền. Nghệ An: Đại học Vinh , 2012. 51 tr. ; 3 (Trang 37 - 38)