Môi trường quốc tế

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ (Trang 107 - 109)

5. Nội dung và các kết quả đạt được

4.3.4. Môi trường quốc tế

Năm 2007 đánh dấu sự kiện quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.Quá trình đàm phán gia nhập WTO đã khép lại và Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới vào ngày 11/01/2007. Đối với ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ nói riêng, gia nhập WTO sẽ mang lại những cơ hội cho sự phát triển những cũng đặt ra những thách thức hết sức to lớn.

- Những cơ hội

+ Gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường tài chính quốc tế để phát triển ở mức cao hơn. Hiện nay, Cần Thơ có hệ thống ngân hàng-bảo hiểm đang hoạt động tốt và ngày càng mở rộng, có khả năng cung ứng đầy đủ cho sự đầu tư và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững và vươn lên trở thành những ngân hàng tầm cở tại vùng ĐBSCL thì các ngân hàng thương mại Cần Thơ cần phải tận dụng cơ hội này để học tập và nâng cao trình độ quản trị và cung cấp dịch vụ, phát triển các loại hình và kỹ năng kinh doanh mới mà mình chưa có hoặc có ít kinh nghiệm như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý quỹ, môi giới tiền tệ, quản lý rủi ro.

+ Khi gia nhập WTO thì các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ có điều kiện phát triển hơn nữa bởi vì lúc này các quy chế quốc tế đã thông thoáng hơn đặc biệt là mức thuế suất nhập khẩu ở các nước sẽ giảm dần. Qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước gia tăng xuất khẩu. Với thế mạnh về lúa gạo và thủy sản, dự báo trong thời gian tới kim ngạch xuất nhập khẩu của Cần Thơ sẽ tiếp tục tăng mạnh. Đây là cơ hội tốt cho các ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ có liên quan đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế.

+ Quá trình hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải gia tăng cạnh tranh của mình nếu không muốn thua trên sân nhà. Để làm được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mạng lưới. Khi đó nhu cầu vay vốn là rất lớn. Đây là cơ hội cho ngân hàng mở rộng thị phần tín dụng của mình.

- Những thách thức

Bên cạnh thời cơ thuận lợi, việc mở cửa thị trường tài chính sẽ khiến cho cấc ngân hàng trong nước đối mặt với rất nhiều nguy cơ.

+ Hiện nay, số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Cần Thơ tuy khá nhiều (tính đến thời điểm cuối năm 2007 có 18 ngân hàng)

nhưng quy mô về vốn và hoạt động vẫn còn nhỏ bé. Do đó hạn chế khả năng mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại để đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cũng như mở rộng đối tượng khách hàng.

+ Phần lớn các chi nhánh ngân hàng tại Cần Thơ vẫn chỉ tập trung vào các dịch vụ huy động vốn và cho vay truyền thống, sản phẩm dịch vụ tài chính chưa thật đa dạng, chất lượng dịch vụ chưa cao. Trong khi đó, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng thì sự tham gia ngày càng sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài với những dịch vụ hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ cao, nguồn nhân lực dồi dào và tiềm lực tài chính mạnh sẽ làm cho thị phần của các ngân hàng trong nước bị ãnh hưởng nghiêm trọng. Mới đây trong một cuộc khảo sát do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy thị phần của các NHTM Việt Nam đang có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng khi 42% doanh nghiệp, 50% dân chúng được hỏi đều cho rằng họ sẽ lựa chọn vay ở các ngân hàng nước ngoài và 50% doanh nghiệp, 62% dân chúng sẽ lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền. Tại Cần Thơ, hiện có 2 ngân hàng nước ngoài rất mạnh về quy mô và công nghệ là ANZ và HSBC đã thiết lập văn phòng đại diện từ lâu và trong thời gian tới sẽ chuẩn bị mở chi nhánh chính thức, khi đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Đây sẽ một thách thức rất lớn đối với các ngân hàng trên địa bàn thành phố nói chung và ACB nói riêng.

+ Ngoài ra, việc mở cửa thị trường tài chính không chỉ buộc các ngân hàng trong nước cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài mà còn phải cạnh tranh với các định chế tài chính phi ngân hàng như quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính nước ngoài. Các tổ chức này sẽ cạnh tranh với các ngân hàng về hoạt động huy động vốn cũng như đầu tư. Ở Cần Thơ, đã có nhiều công ty bảo hiểm tầm cỡ quốc tế như Prudential, AAA, AIA đã bắt đầu thâm nhập thị trường tài chính đầy tiềm năng này.

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w