Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ (Trang 99 - 105)

5. Nội dung và các kết quả đạt được

4.3.1. Môi trường kinh tế

Trong năm qua, trước bối cảnh biến động mạnh của giá cả cả thị trường, giá một số nguyên, nhiên liệu vật liệu tăng cao, nhất là giá xăng, dầu, vật liệu xây dựng, nguy cơ dịch hại cây trồng, vật nuôi còn diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiến độ đầu tư phát triển của thành phố nhưng với sự tập trung chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo thành phố cũng như sự cố gắng của nhân dân, nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng cao, ổn định và đồng đều ở các khu vực kinh tế góp phần đạt mức tăng trưởng chung là 16,27% cao nhất vùng ĐBSCL. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp và tăng dần giá trị công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 38: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007

- GDP % 15,64 16,18 16,27

- GDP bình quân đầu người USD 793 980 1122

- Cơ Cấu

+ Khu vực 1 (Nông, Lâm, Thủy sản) % 18,7 17,05 16,52

+ Khu vực 2 (Công nghiệp và xây dựng) % 38,03 39,04 39,27

+ Khu vực 3 (Thương mại và dịch vụ) % 43,27 43,91 44,21

- Kim ngạch xuất nhập khẩu Triệu USD 624,18 725,34 900,6

Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ

- Nông – Lâm – Thủy sản: trong năm qua, nông - lâm - thủy sản chỉ chiếm 16,52% trong cơ cấu kinh tế của thành phố giảm 0,53% so với năm 2006. Mặc dù cơ cấu ngành này liên tục giảm qua các năm do tốc độ phát triển của của quá trình đô thị hóa và

công nghiệp hóa, nhưng nhìn chung đây vẫn tiếp tục là một thế mạnh của vùng trong tương lai đặc biệt là thủy sản khi mà thị trường đầu ra của con tôm, con cá ba sa đã ổn định và giá thành luôn ở mức cao. Trong năm qua tổng diện tích nuôi thủy sản đạt 15.245 ha tăng 5,7%, tổng sản lượng đạt 182.071 tấn tăng 12,2% so với năm 2006. Theo dự báo của chi cục thủy sản cần thơ, trong thời gian tới tốc độ phát triển của ngành sẽ đạt trên 20%/năm khi đó doanh nghiệp sẽ rất cần vốn để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, gia tăng xuất khẩu còn người dân thì cần vốn để mở rộng ao nuôi và gia tăng số lượng con giống. Đây sẽ là thời cơ thuận lợi để ngân hàng gia tăng cung cấp vốn cho doanh nghiệp và cá nhân trong lĩnh vực này.

Bảng 39: TÌNH HÌNH NUÔI THỦY SẢN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007

- Tổng diện tích ha 12.461,13 14.427,7 15.245

+ Nuôi ruộng ha 9.649,14 11.017,4 10.830,7

+ Nuôi tôm càng xanh ha 288,95 376,2 370,1

+ Nuôi ao ha 2.523,04 3.031,0 2.474,3

 Cá tra ha 882,04 797,8 1.569,9

 Cá khác ha 1.641 2.232,2 904.4

- Tổng sản lượng thủy sản tấn 115.835 162.278,1 182.071

+ Sản lượng nuôi thủy sản tấn 108.335 154.778,1 175.071

 Cá tra tấn 92.000 131.943,6 154.564

 Tôm tấn 160 233,3 268

+ Khai thác tấn 7.500 7.500 7.000

Nguồn: Chi cục Thủy sản Cần Thơ

- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: trong năm qua, công nghiệp và xây dựng chiếm 39,27% trong cơ cấu kinh tế của thành phố tăng 0,23% so với năm 2006. Hiện tại thành phố có hai khu công nghiệp chính là Khu công nghiệp Trà Nóc I, và Khu công nghiệp Trà Nóc II. Các khu công nghiệp này trong năm qua đã thu hút 157 dự án đầu tư tăng 21 dự án so với năm 2006, với tổng số vốn là 319,776 triệu USD, giải quyết việc làm cho 26.098 lao động Trong thời gian tới, các Khu công nghiệp Hưng Phú, Trung tâm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Cái Sơn – Hàng Bàng và Trung tâm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Thốt Nốt sẽ lần lượt được hoàn thành, qua đó thúc đẩy công nghiệp thành phố tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng đang ngày càng được hoàn thiện như cầu cần thơ sắp được hoàn thành sẽ nối liền trục giao thông bộ quan trọng giữa thành phố Cần Thơ với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh ĐBSCL và cả nước, sân bay Trà Nóc được nâng cấp trở thành sân bay quốc tế, cảng cái cui đưa vào hoạt động. Ngoài ra chính quyền thành phố cũng có những chính sách

thực hiện theo cơ chế “một cửa liên thông” đã góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và phát triển đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực và có nhiều chủ sở hữu; hỗ trợ phát triển hạ tầng, đào tạo nghề, lãi suất đầu tư và giảm chi phí quảng cáo.

Tóm lại, những yếu tố trên sẽ tiếp tục thúc đẩy công nghiệp thành phố phát triển hơn nữa. Khi đó nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh là rất lớn. Đây sẽ là cơ hội cho ACB-Cần Thơ mở rộng thị phần tín dụng của mình đặc biệt là khối khách hàng doanh nghiệp và gia tăng cung cấp các sản phẩm dịch vụ kèm theo như tiền gửi thanh toán, thẻ…

- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: trong năm qua, thương mại và dịch vụ chiếm 44,21% trong cơ cấu kinh tế của thành phố tăng 0,3% so với năm 2006.

+ Về thương mại: từ lâu, thành phố Cần Thơ được xem một cửa ngỏ thương mại của vùng ĐBSCL.Với lợi thế này, Cần Thơ đã thu hút nhiều nhà bán lẻ tìm đến mở siêu thị, trung tâm thương mại... Sự xuất hiện nhiều siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn như Co.opMart, CitiMart, Vinatex, Maximark đã tạo cho kênh phân phối này ngày càng sôi động và đã góp phần tích cực vào mức tăng trưởng doanh số bán lẻ của thành phố trung bình trên 25%/năm.

DOANH SỐ BÁN LẼ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 8.820 12.400 15.868 0 5.000 10.000 15.000 20.000 2005 2006 2007 Năm T ỷ đ ồ n g Doanh số bán lẽ

Biểu đồ 12: Biểu đồ doanh số bán lẽ trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ

Tóm lại, thương mại phát triển, nhu cầu mua sắm gia tăng sẽ là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng gia tăng cung ứng các sản phẩm dịch vụ của mình đặc biệt là lĩnh vực

doanh của các tiểu thương ở các chợ, siêu thị là rất lớn. Ngân hàng có thể tận dụng cơ hội này để gia tăng thị phần cho vay sản xuất kinh doanh.

+Về dịch vụ:Các loại hình dịch vụ tiếp tục phát triển nhất là dịch vụ tài chính - ngân hàng, bưu chính viễn thông và bảo hiểm. Trong năm qua đã có thêm 13 cơ sở giao dịch ngân hàng được thành lập, nâng tổng số cơ sở giao dịch ngân hàng toàn thành phố lên 121. Qua đó, cho thấy cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong thời gian tới sẻ rất gay go và quyết liệt, đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng gia tăng các tiện ích sản phẩm dịch vụ để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đây thật sự là một thử thách to lớn đối với hoạt động kinh doanh của Á Châu Cần Thơ. Ngoài ra, Á Châu Cần Thơ còn phải cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn với các sản phẩm trong ngành bưu chính viễn thông và bảo hiểm trong đó đáng chú ý là tiết kiệm bưu điện và bảo hiểm nhân thọ.

- Kim ngạch xuất nhập khẩu: trong năm qua tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 900,6 triệu USD tăng 24,2% so với năm 2006. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn vẫn là thủy sản, gạo, thủ công mỹ nghệ và may mặc. Trong khi đó các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là các yếu tố đầu vào của sản xuất như máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên liệu cho ngành dược. Trong thời gian tới dự báo hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng mạnh một phần là do Việt Nam gia nhập WTO khi đó các rào cản gia nhập sẽ bị rở bỏ đặc biệt là thuế suất sẽ được cắt giảm trong đó có thuế nhập khẩu, môi trường cạnh tranh sẽ thông thoáng và bình đẳng hơn sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp việt nam nói chung và cần thơ nói riêng gia tăng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của mình. Ngoài ra, hiện nay Cần Thơ hiện có hệ thống bên cảng ngày càng được hoàn thiện gồm:

+ Cảng Cần Thơ: Diện tích 60.000m2, có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn. Cảng

Cần Thơ hiện nay là cảng lớn nhất ĐBSCL.

+ Cảng Trà Nóc: Có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm.

+ Cảng Cái Cui: Với qui mô thiết kế phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm.

Với hệ thống bên cảng này sẽ phục vụ cho việc xếp nhận hàng hóa dễ dàng nên cũng là một yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển. Do đó, các doanh nghiệp tại Cần Thơ sẽ có điều kiện phát triển không chỉ ở thị trường trong nước

mà còn có thể mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới. Đây sẽ là những khách hàng tiềm năng của ngân hàng đặc biệt là trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu và các phương thức thanh toán quốc tế (L/C, chuyển tiền...).

- Tình hình lạm phát

Năm 2007 có thể coi là năm mà Việt Nam có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 5 năm trở lại đây với tỷ lệ lạm phát trên 2 con số (12,63%). Lạm phát tăng cao đã làm cho giá cả hàng hóa leo thang gây khó khăn cho đời sống của nhân dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có ngân hàng. Lạm phát tăng sẽ kéo theo lãi suất ngân hàng tăng theo bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Khi đó đối với ngân hàng sẽ làm tăng chi phí đầu vào do phải tăng lãi suất huy động cho tất cả các kỳ hạn gửi tiền nhằm giữ chân khách hàng cũng như cạnh tranh với các ngân hàng khác, đồng thời việc cho vay cũng giảm xuống do lãi suất cho vay tăng cao. Qua đó làm cho lợi nhuận của các ngân hàng giảm xuống. Còn đối với doanh nghiệp, giá cả hàng hóa tăng lên sẽ làm tăng chi phí sản xuất, đồng thời các doanh nghiệp phải tăng giá bán đầu ra. Điều này sẽ gây thiếu vốn lưu động trong sản xuất và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ãnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Cuối cùng là đối với các khách hàng cá nhân, khi lạm phát tăng cao thì họ sẽ có xu hướng rút tiền ở các ngân hàng có lãi suất thấp sang gửi tiền ở các ngân hàng có lãi suất cao hơn. Chính điều này đã dẫn đến cuộc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng trong những tháng cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008. Ngoài ra, khi lạm phát tăng cao, tiền đồng mất giá thì người dân có xu hướng chuyển tiền sang đầu tư vào các lĩnh vực khác hấp dẫn hơn như vàng, bất động sản.

TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM

8,3 7,5 12,63 0 2 4 6 8 10 12 14 2005 2006 2007 Năm % CPI

Biểu đồ 13: Biểu đồ tình hình lạm phát tại Việt Nam

- Tình hình lãi suất ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ

Trong năm qua lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng lên nguyên nhân là do lạm phát tăng cao khiến người dân hạn chế gửi tiền dài hạn vào các ngân hàng mà chuyển sang đầu tư vào các kênh khác hấp dẫn hơn như vàng, chứng khoán, bất động sản đặc biệt là vàng. Trong năm qua giá vàng liên tục tăng, giá vàng giao dịch tại SJC Cần Thơ vào cuối tháng 12/2007 khoảng 1.542.000đồng/chỉ thì đến cuối tháng 2/2008 giá vàng đã lên 1.900.000đồng/chỉ nghĩa là chỉ trong vòng 2 tháng nhà đầu tư đã lời gần 400.000đồng/chỉ tương đương 4.000.000đồng/lượng. chính điều này đã làm cho một lượng vốn lớn trên thị trường đổ xô vào kênh đầu tư hấp dẫn nhưng cũng đầy mạo hiểm này. Qua đó, làm cho các ngân hàng gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, và một hệ quả tất yếu là các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. Chỉ trung tuần tháng 2-2008, nhiều ngân hàng trên địa bàn TP Cần Thơ đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất, mức tăng khá mạnh, khoảng từ 0,12-0,6%/năm. Một số ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất lần thứ hai kể từ đầu năm đến nay. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) điều chỉnh tăng lãi suất đầu vào. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 1 tháng lên đến 0,675%/tháng; kỳ hạn 3 tháng 0,78%/tháng, kỳ hạn 12 tháng 0,82%/tháng. Ngoài ra, Sacombank còn áp dụng lãi suất cộng thêm cho khách hàng gửi tiền từ 50 triệu đồng trở lên với mức cộng thêm từ 0,005-0,025%/tháng. Ngân hàng Nam Việt cũng điều chỉnh lãi suất tăng rất mạnh với lãi suất (có áp dụng bậc thang) kỳ hạn 3 tháng lên đến khoảng 0,821-0,825%/tháng; kỳ hạn 24-36 tháng lãi suất khoảng từ 0,87-0,9%/tháng. Đặc biệt, lãi suất kỳ hạn 60 tháng mức cao nhất lên đến 1%/tháng.

Ngân hàng Á Châu Cần Thơ cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền đồng Việt Nam tăng từ 0,36-0,6%/năm. Ngoài ra, khách hàng gửi tiền tiết kiệm từ 100 triệu đồng trở lên vẫn được áp dụng mức lãi suất thưởng hấp dẫn. Các ngân hàng: Kỹ thương, Sài Gòn Hà Nội (SHB)... cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền đồng Việt Nam. Trong đó, SHB tăng lãi suất kỳ hạn 6 tháng tại khu vực ĐBSCL lên đến 0,795%/tháng.

Tóm lại, cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng đã đẩy lãi suất cho vay tăng cao với mức tăng khoảng từ 0,6-2,4%/năm. Lãi suất cho vay tăng sẽ gây tác động tâm lý và hiệu ứng dây chuyền lên các sản phẩm khác. Bởi vì lãi suất cho vay cũng là một chi phí cấu thành giá thành sản phẩm nên lãi suất cho vay tăng sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng. Thêm vào đó, giá nguyên vật liệu, nhiên liệu liên tục tăng trong khi giá bán

sản phẩm khó có thể tăng kịp được. Tình trạng này đã gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w