Biện pháp nâng cao nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ (Trang 113 - 115)

5. Nội dung và các kết quả đạt được

5.1. Biện pháp nâng cao nguồn vốn huy động

Nhìn chung, trong những năm qua ngân hàng huy động vốn đạt kết quả tương đối tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng vẫn phải điều chuyển vốn từ hội sở chính xuống. Do đó, ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhất là nguồn vốn trung hạn nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ cho các cá nhân, đơn vị, tổ chức kinh tế trên địa bàn. Nhằm đạt được mục tiêu “ tăng vốn huy động để tăng vốn cho vay”, ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau:

- Lãi suất huy động: Để thu hút được lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư, ngân hàng cần có chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với thị trường, phù hợp với tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ, đảm bảo lãi suất cạnh tranh nhưng trên cơ sở phải tính toán chi phí trả lãi hợp lý nhằm hạ thấp chi phí, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Đưa vào áp dụng các hình thức huy động vốn mới thu hút khách hàng như: tiết kiệm ngày, tiền gửi Upstair – Lãi suất tăng tốc cùng số dư, Siêu linh hoạt" – Yên tâm lưu thông vốn.

- Mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc trang bị thêm máy rút tiền tự động (ATM), tăng cường phát hành các loại thẻ như : thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ATM2+ khuyến khích các doanh nghiệp, các đơn vị trường học, cơ quan hành chính sử dụng hình thức chi trả lương thông qua mở tài khoản tại ngân hàng, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại thông qua thẻ ATM. Đây là những phương thức thanh toán tiện lợi, an toàn, nhanh chóng giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo về hình ảnh của ngân hàng. Mục tiêu của quảng cáo, chiêu thị là xây dựng hình ảnh và danh tiếng cho ngân hàng; tạo sự

khác biệt với đối thủ khác; thu hút sự quan tâm và hiểu biết của khách hàng đối với ngân hàng. Để đạt được mục tiêu đó chi nhánh cần thực hiện chiến lược quảng cáo chiêu thị như sau:

 Xây dựng hình ảnh và danh tiếng cho ngân hàng: + Tài trợ thực hiện các bản tin trên truyền hình

+ Thực hiện quảng cáo trên các kênh truyền hình, truyền thanh, báo chí và đặc biệt chi nhánh nên thiết kế xây dựng cho mình trang web riêng để phù hợp với khách hàng tại Cần Thơ.

+ Sử dụng báo, đài và các phương tiện truyền thông hỗ trợ quảng cáo: Các ngân hàng thường xuyên xuất hiện trên các trang quảng cáo của các báo và tạp chí như Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Sài Gòn Tiếp Thị…Mời phóng viên đến phỏng vấn Giám đốc chi nhánh và đăng những bài báo nói về các hoạt động, các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh.

+ Sử dụng băngôn, áp phích để quảng cáo: Các ngân hàng đưa hình ảnh, logo, màu sắc của ngân hàng mình lên các bandrol, áp phích và thường xuất hiện ở các giao lộ lớn, những nơi cộng cộng nhằm quảng bá hình ảnh, tên tuổi với công chúng; phát tờ rơi, tặng phẩm cho các khách hàng tiềm năng.

 Thu hút sự quan tâm và hiểu biết của khách hàng đối với ngân hàng

+ Nhân viên ngân hàng cần thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng: trong giao tiếp, cần phải đặt sự quan tâm hàng đầu với khách hàng làm cho khách hàng luôn có cảm giác thân thiết, được trân trọng để từ đó tạo sự an tâm cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng.

+ Xây dựng các mối quan hệ cá nhân với các doanh nghiệp: Tặng hoa, thiếp chúc mừng đến các khách hàng vào dịp kỷ niệm ngày thành lập công ty, lễ tết. Tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm để tạo nên sự thân thiện và hiểu biết giữa khách hàng và ngân hàng.

- Ngoài hoạt động chiêu thị, quảng cáo ngân hàng cần có chính sách khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng như gửi tiền trúng các vật dụng có giá trị như nhà, xe…. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải thực hiện tốt chính sách bảo hiểm tiền gửi để khách hàng yên tâm gửi tiền vào.

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w