Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao, thiếu tính khả th

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Trang 77 - 79)

tính khả thi

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc Nhà nước tiến hành thu hồi đất. Luật đất đai quy định việc thu hồi đất để chuyển sang mục đích khác phải theo đúng quy hoạch và kế hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch kế hoạch ở đây không chỉ là quy hoạch kế hoạch tổng thể, mà phải là quy hoạch, kế hoạch chi tiết (đo vẽ trên bản đồ 1/2000 và 1/50); Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch cho cả nước. Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho địa phương thông qua trước khi trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét

duyệt; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai do ngành (lĩnh vực) phụ trách để trình Chính phủ xét duyệt.

Ở nhiều địa phương việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến 2010 ở cấp huyện, xã chưa hoàn thành, chất lượng chưa cao. Ở những địa phương này việc khoanh định các loại đất, định hướng sử dụng đất nhiều lúc không sát với thực tế, số liệu đo đạc lại không chính xác gây nên những khó khăn, lúng túng, bị động trước tình hình, thậm chí làm đảo lộn kế hoạch thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai của các dự án. Thí dụ ở huyện Sóc Sơn khi triển khai xây dựng đường 18, Hội đồng đền bù tiến hành lập phương án, và đo đạc khảo sát trên thực địa thì diện tích các thửa đất không đúng với diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi thu hồi đất không biết giải quyết ra sao? người có diện tích lớn hơn đòi theo diện tích mới đo, người có diện tích nhỏ đòi đền bù theo diện tích ghi trên giấy chứng nhận.

Ở Hà Nội việc lập bản đồ địa chính trên địa bàn thành phố đã hoàn thành về cơ bản. Khu vực ngoại thành đã được đo đạc và lập bản đồ tỷ lệ 1/500, đất nông nghiệp lập với tỷ lệ 1/1000, riêng huyện Sóc Sơn được lập bản đồ tỷ lệ 1/1000 đối với khu vực dân cư và 1/2000 ở khu vực đất nông nghiệp và 1/5000 ở vùng núi; khu vực nội thành được đo đạc và lập bản đồ tỷ lệ 1/200. Khó khăn của Hà Nội lúc này lại là việc cập nhật trên bản đồ và hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức và do trình độ chuyên môn còn thấp, lại chưa có đủ phương tiện hiện đại nên thông tin nhà, đất đã không đảm bảo độ chính xác và kịp thời cần có.

Một khía cạnh nữa cần nhìn nhận là tính đồng bộ của hệ thống quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất; quy hoạch tái định cư; quy hoạch phát triển nguồn nhân lực không đồng bộ với nhau; thậm chí có những quy hoạch chưa được quan tâm xây dựng và triển khai thực hiện. Chúng là không có được một tầm nhìn tổng thể xuyên suốt nên trong thực tiễn có hiện tượng lúng

túng, chấp vá, làm đi làm lại giải quyết các khâu của quá trình thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Trang 77 - 79)