DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Trang 80 - 83)

THỊ HOÁ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010

3.1.1.Về phạm vi quy hoạch sử dụng đất

Theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Quyết định 108/1998 ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ) đến năm 2020 "Thủ đô Hà Nội trở thành một thành phố vừa dân tộc, vừa hiện đại, đậm đà bản sắc và truyền thống ngàn năm văn hiến; là trung tâm đầu não về chính trị, đồng thời là trung tâm lớn về văn hoá, khoa học kỹ thuật, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, tương xứng với thủ đô của một nước có quy mô dân số 100 triệu dân, có vị trí xứng đáng trong khu vực Đông Nam Á và thế giới".

Phạm vi quy hoạch và định hướng không gian: bao gồm thành phố Hà Nội trung tâm và các đô thị xung quanh thuộc các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên với bán kính ảnh hưởng từ 30 đến 50 km.

Hướng phát triển lâu dài của Thành phố chủ yếu về phía Tây, hình thành chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây; phía Bắc là cụm đô thị Sóc Sơn - Xuân Hoà - Đại Lải - Phúc Yên và các đô thị khác nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, giao thông và cơ sở hạ tầng. Trước mắt, hướng mở rộng thành phố Hà Nội về hướng Tây Bắc, Tây Nam và phía Bắc; trong đó ưu tiên cho đầu tư phát triển khu vực phía bắc sông Hồng. Tại đây hình thành một Hà Nội mới, gồm khu vực Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Sài Đồng - Yên Viên và tiếp tục phát triển tại khu vực Nam Thăng Long.

- Một số chỉ tiêu sử dụng đất: đất đô thị bình quân là 100m2/người; trong đó đất giao thông là 25m2/người; đất cây xanh, công viên, thể dục thể thao là 18m2/ người và đất xây dựng các công trình lợi ích công cộng là 5m2/ người.

+ Các khu dân cư: hạn chế phát triển từ khu vực vành đai 2 trở vào trung tâm, về lâu dài khống chế quy mô dân số khoảng 0,8 triệu người; các khu phát triển chủ yếu nằm ở ven đô ngoài vành đai 2, có quy mô dân số ở phía Nam sông Hồng khoảng 0,7 triệu người và phía bắc sông Hồng khoảng 1 triệu người.

+ Các khu công nghiệp hiện có được cải tạo, sắp xếp lại cho phù hợp với quy hoạch xây dựng Thành phố; đồng thời phát triển các khu công nghiệp mới như: Sóc Sơn, Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Sài Đồng A, và B, Đông Anh; cải tạo, mở rộng các khu công nghiệp Cầu Diễn, Cầu Bươu, các khu công nghiệp vừa và nhỏ tại các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn. Ngoài ra, trong các khu dân cư có thể bố trí xen kẽ các xí nghiệp nhỏ, sạch, kỹ thuật cao.

+ Các khu trung tâm công cộng gồm: Trung tâm hành chính - chính trị Quốc gia Ba Đình, trung tâm hành chính - chính trị Thành phố tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm và các trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ, văn hoá mới ở Tây Hồ Tây, Nam Thăng Long (Xuân La, Xuân Đỉnh, Nghĩa Đô), Phương Trạch (Nam Vân Trì), Gia Lâm và trung tâm lịch sử, du lịch văn hoá Cổ Loa.

Hỗ trợ cho các trung tâm lớn của thành phố nêu trên là hệ thống trung tâm các quận và trung tâm các khu vực gắn với các khu dân cư.

+ Các khu trung tâm chuyên ngành gồm:

Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp được bố trí tại trung tâm hành chính Thành phố, quận, phường. Trụ sở các Công ty, tổ chức và các cơ quan đại diện nước ngoài được bố trí trên các trục đường lớn;

Khu vực tập trung các Trường đại học mở rộng (cơ sở hai) được bố trí trên trục đường Láng - Hoà Lạc.

Các Trường đào tạo tập trung ở các khu vực lớn như Đường Giải phóng, đường Nguyễn Trãi, đường 32, Trâu Quỳ, Mễ Trì và một số nơi khác.

Các viện nghiên cứu khoa học tập trung chủ yếu ở các quận nội thành cũ và khu Nghĩa Đô.

Các trung tâm y tế gồm các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa được bố trí tại các khu vực Bạch Mai, Trần Khánh Dư, Tràng Thi, Quán Sứ, Xuân La -Nhật Tân, Vân Trì và một số nơi khác; riêng các bệnh viện chuyên khoa đặc biệt sẽ được xây dựng tại các khu vực Gia Lâm, Sóc Sơn và một số vị trí thích hợp.

Trung tâm liên hiệp thể dục thể thao Quốc gia và của Thành phố được bố trí tại Mỹ Đình (Từ Liêm). Các trung tâm thể dục thể thao khác được bố trí đồng đều trong thành phố như Hàng Đẫy, Quần Ngựa, Nhổn, Vân Trì, Cổ Loa, Triều Khúc…

Xây dựng các công viên, vườn hoa, cây xanh ở khu vực Tây Nam, hồ Yên Sở, Linh Đàm, Mễ Trì, Sông Nhuệ, Vân Trì, Cổ Loa…

Tại các vùng ven đô, hình thành vành đai xanh rộng từ 1 đến 4 km, tạo bộ khung bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái Thành phố.

Các cơ sở quốc phòng an ninh hiện có và xây dựng mới, được quy hoạch sắp xếp hợp lý, đảm bảo việc xây dựng, quản lý sử dụng đất theo quy hoạch và qui định của pháp luật về đất đai.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố Hà Nội đến năm 2010 đã đựơc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1447/QĐ-TTg ngày 9/11/2001; trong đó xác định cụ thể:

Về quan điểm sử dụng đất:

- Khai thác sử dụng triệt để, tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả đất để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng không gian trong xây dựng, phát triển chiều cao các khu dân cư, các trung tâm giao dịch, hành

chính, thương mại, văn hoá… tạo không gian cần thiết đáp ứng cho các hoạt động của Thành phố.

- Tiếp tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, kể cả đất nông nghiệp để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của Thành phố, trên cơ sở xem xét điều kiện đất đai, hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường và lợi ích lâu dài. Hoạch định các khu vực để phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu và thế mạnh của các loại cây đặc sản có chất lượng và giá trị kinh tế cao.

- Mở rộng quy mô đô thị của Hà Nội theo hướng phát triển tổng thể không gian 3 vùng chủ yếu: vùng hạn chế phát triển, cùng phát triển mở rộng và vùng phát triển mới.

- Giành đủ diện tích đất bố trí và phát triển cơ sở hạ tầng, công trình công cộng và phúc lợi xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông, đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Việc đầu tư phải đồng bộ, gắn với việc phát triển mở rộng Thành phố.

- Sử dụng đất đai phải kết hợp với công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh, bảo vệ diện tích rừng hiện có. Đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống núi trọc, nhằm tái tạo lại rừng để làm tốt chức năng phòng hộ, bảo vệ sự cân bằng sinh thái và tạo vùng phong cảnh phục vụ du lịch, tăng diện tích cây xanh trên địa bàn Thành phố.

- Khai thác sử dụng đất kết hợp với việc coi trọng thế trận phòng thủ quốc phòng an ninh quốc gia.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Trang 80 - 83)