Nâng cao chất lượng công tác cán bộ

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Trang 110 - 114)

6. Đất chưa sử dụng và sông suối 10.135 7.849 7

3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác cán bộ

Công tác quản lý đất đai là một công tác phức tạp, nhạy cảm cần phải có đội ngũ cán bộ có chất lượng cao đảm nhận. Theo tôi trong tình hình hiện nay việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ cần chú ý các khía cạnh sau:

- Đạo đức cán bộ, các sai phạm về quản lý đất đai phần đông là do cán bộ không giữ vững đạo đức, hám lợi gây ra như tham nhũng, lợi dụngchức quyền, chiếm đoạt đất công…

Cần có biện pháp giáo dục thích hợp, đồng thời có cơ chế xử lý, răn đe nghiêm túc.

- Giáo dục tinh thần trách nhiệm trước dân, thông cảm trước những khó khăn của dân vừa qua. Có nhiều biểu hiện chứng tỏ cán bộ vô cảm trước khó khăn và những đòi hỏi chính đáng của nhân dân. Tại cuộc họp đại biểu Quốc hội chuyên trách 5/8/2005 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã phê phán: "Tại sao phát hiện thấy bất hợp lý mà không trình ngay với Quốc hội để mà sửa điều luật đó. Bộ trưởng thấy bất hợp lý phải có công văn gửi Chính phủ và gửi Quốc hội, thì Quốc hội sẽ sửa ngay. Quốc hội không bao giờ được làm

thiệt hại cho Chính phủ, Quốc hội không bao giờ được làm thiệt hại cho dân. Bất cứ ai soạn thảo với tư cách là Bộ trưởng cũng phải chịu trách nhiệm như thế (thấy luật mà phiền hà dân thì phải đề nghị sửa), chứ không thể cắm đầu vào làm để gây phiền hà cho dân" (Báo Lao động, số ra ngày 6/8/2005).

Việc thu hồi đền bù, tái định cư, giải quyết việc làm mới ổn định thu nhập đời sống của dân cư bị thu hồi đất có bao nhiêu bất hợp lý, dân bị đẩy tới cùng đường, bế tắc, thế mà, nhiều cán bộ "cắm đầu" vào thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, không thấy khó khăn cho dân. Tại sao thế? Tại cán bộ xa dân, vô cảm trước nguyện vọng của dân.

- Cần nâng cao năng lực cán bộ. Với cán bộ cấp vĩ mô, phải có năng lực, trí tuệ đề suất chính sách, cán bộ cấp cơ sở là năng lực, kỹ năng tổ chức công việc và khả năng vận động quần chúng. Đặc biệt cán bộ phải đọc, học, rèn luyện, khắc phục ngay tình trạng "cán bộ địa chính ở địa phương cũng chưa nắm hết được điều luật, qui định của luật và nghị định liên quan đến đất đai nên không biết giải quyết các trường hợp cụ thể như thế nào hoặc làm sai" (theo ông Bùi Ngọc Tuân trưởng đoàn kiểm tra thi hành luật Đất đai số 8 trao đổi với báo Tuổi trẻ. Trang web báo Đầu tư).

Cơ cấu đội ngũ cán bộ cần điều chỉnh bổ xung cho hợp lý, có đủ khả năng đảm bảo thực hiện các công việc trong nội dung QLNN về đất đai: như xây dựng và quản lý thi hành pháp luật đất đai, xây dựng và quản lý hệ thống thông tin đất đai rõ ràng, minh bạch, cập nhật, quản lý hồ sơ,…

KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục đích nghiên cứu (mục 3 phần mở đầu) Luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ và có các kết quả sau đây:

1. Hệ thống hoá, chuẩn xác hoá các quan niệm về hàng hoá đất đai, thị trường đất đai, thị trường quyền sử dụng đất, sự cần thiết khách quan phải thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. Thông qua đó phân tích, đối chiếu với thực trạng vận động của hàng hoá đất đai ở Việt Nam.

2. Luận văn cũng thông qua việc khảo sát pháp luật và tình hình thị trường đất đai ở một số nước, nêu lên những bài học kinh nghiệmvề phát triển thị trường đất đai; về việc xây dựng các chính sách trên cơ sở quan điểm thị trường.

3. Sau khi làm rõ các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến việc cụ thể hoá chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai luận văn trình bày nội dung của hệ thống chính sách của Nhà nước và tình hình vận dụng, cụ thể hoá các chính sách của Nhà nước hình thành các văn bản pháp quy về thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai phù hợp với điều kiện Hà Nội. Luận văn cho rằng Hà Nội đã triển khai Luật Đất đai một cách bài bản, thành phố đã kịp thời ban hành nhiều văn bản theo đúng thẩm quyền để triển khai thi hành Luật; Tổ chức tốt công tác tuyên truyền; Bộ máy quản lý đất đai được xác lập nhanh và đầy đủ; chuyển đổi tư duy kịp thời mỗi lần thay đổi Luật.

4. Luận văn đã giành một phần dung lượng khá lớn đề phân tích tình hình thực hiện chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở Hà Nội. Có lấy thêm thí dụ điển hình ở các địa phương khác để chứng minh tính phổ biến của tình hình và tính khái quát của các nhận xét.

Luận văn đã nêu rõ: Từ năm 2000 đến nay diện tích đất thu hồi hàng năm là rất lớn, ảnh hưởng đến đời sống của vài chục ngàn hộ dân cư. Tuy nhiên so với kế hoạch thì tốc độ thu hồi chậm, diện tích thu hồi chưa đạt kế

hoạch; tỷ lệ tái định cư thấp, đời sống của người thu hồi đất bị xáo trộn. Việc giải quyết việc làm mới còn lúng túng.

Luận văn cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình trên, trong đó luận văn cho rằng nhận thức về đất đai và thị trường đất đai còn chưa rõ ràng nên chính sách đất đai không ổn định, cho đến Luật Đất đai 2003 cách tiếp cận, mục tiêu, nội dung công cụ thực thi chính sách vẫn còn nhiều vấn đề cần làm rõ; công tác quản lý đất đai, chất lượng quy hoạch, kế hoạch cũng là những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến chất lượng giải quyết các vấn đề liên quan đến thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai.

5. Luận văn đã giành phần quan tâm lớn nhất cho kiến nghị hướng đổi mới chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. Sau khi dự báo nhu cầu sử dụng đất đai đến năm 2010 của Hà Nội và chỉ rõ nhiệm vụ thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai những năm tới là rất lớn. Luận văn một lần nữa làm rõ tính cấp thiết và quan điểm đổi mới chính sách. Luận văn đề nghị phải đổi mới hệ thống chính sách theo các nội dung sau:

- Một là, đổi mới quan điểm tiếp cận, đối với tổng thể hệ thống cũng như từng chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai theo hướng thực hiện ba quan điểm: thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là tất yếu khách quan; quan điểm kinh tế thị trường; quan điểm hiệu quả và kinh tế xã hội.

- Hai là, nội dung của từng chính sách phải xác định rõ mục tiêu của chính sách, các công cụ, biện pháp thực hiện chính sách.

- Ba là, từ quan điểm tiếp cận, mục tiêu của từng chính sách phải là rõ mục tiêu chung của tổng thể hệ thống chính sách, từ đó, sắp đặt thứ tự các chính sách theo trật tự tầm quan trọng và trình tự thời gian thực hiện. Luận văn cũng đề xuất một số biện pháp cần thực hiện ngay để bảo đảm việc thực thi chính sách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w